Trăn trở lớn nhất của Bộ trưởng Hầu A Lềnh

Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ, trăn trở lớn nhất của ông khi ngồi ghế Bộ trưởng đó là làm sao nâng cao được nhận thức của bà con, đồng bào.

Trăn trở lớn nhất của Bộ trưởng Hầu A Lềnh
Trong phiên đăng đàn chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều nay (6/6), đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đặt câu hỏi, đến nay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đảm nhận nửa nhiệm kỳ. “Nếu chọn một vấn đề mà Bộ trưởng quan tâm và trăn trở thì đó là gì? Bộ trưởng đã làm gì để giải quyết trăn trở đó?”, đại biểu hỏi.
Tran tro lon nhat cua Bo truong Hau A Lenh
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn chiều 6/6.
Trả lời đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ, đây là một câu hỏi cũng rất dễ, nhưng cũng rất khó trả lời là vì ông mới được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hơn 1 năm.
Quá trình công tác của ông thực hiện đều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và những lĩnh vực công tác đều liên quan trực tiếp hoặc là gián tiếp đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Bản thân ông cũng là một người dân tộc thiểu số. Cảm xúc ở mỗi một vị trí công việc, ở mỗi một giai đoạn là khác nhau.
Nhưng hiện nay, với tư cách là Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trước hết ông phải hoàn thành trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước giao. Và với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với bộ, ngành để triển khai các chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc, với trách nhiệm cá nhân, ông sẽ cố gắng làm hết sức của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Điều ông trăn trở nhất, đó là dù chúng ta có chính sách đến đâu, có nguồn lực nhiều đến đâu, nhưng nếu bà con nhân dân không nhận thức được hoặc không tiếp nhận, không đồng lòng và không cùng với Nhà nước làm thì cũng sẽ không thành công.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Lềnh, không gì hơn là giáo dục, bà con nhân dân phải biết kiến thức, phải biết tiếng Việt, phải biết về khoa học kỹ thuật, biết tất cả mọi thứ thì mới tiếp nhận được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Cộng với sự hỗ trợ từ chính sách, từ công tác tuyên truyền, vận động của các cơ quan, của các đoàn thể tích hợp lại thì mới giải quyết được vấn đề. Đây cũng là một bài học rất tốt trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.
Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cấp bách của Đảng, Nhà nước. Các quy định chính sách trong lĩnh vực này cũng liên quan nhiều ngành, lĩnh vực.
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo sự phát triển cho cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao.
Ngoài ra, chương trình mục tiêu quốc gia được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ ngành, đã được triển khai trên 51 tỉnh, thành, nhằm đạt mục tiêu tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý, đảm bảo nguồn lực tập trung, đầu tư có trọng tâm trọng điểm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chính sách dân tộc còn chậm; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là còn bất cập trong hệ thống văn bản hướng dẫn khiến các chương trình mục tiêu quốc gia chậm được triển khai.
Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Hầu A Lềnh đã giải trình, trả lời thẳng thắn nhiều vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội

Kỳ họp thứ 5: Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.

Kỳ họp thứ 5:  Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo đó, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Bảy dự án luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và Luật Đất đai (sửa đổi).

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Sẽ lựa chọn 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

Tổng Thư ký Quốc hội vừa gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Sẽ lựa chọn 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5
Nhóm vấn đề 1 thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, gồm: chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống.
Việc ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.