(Kiến Thức) - Việc Malaysia có thể cho phép Mỹ triển khai máy bay săn ngầm P-8 khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên".
Bằng Hữu
Trang mạng Themalaysian Insider của Malaysia ngày 14/9 cho hay, chính phủ nước này chưa xác thực liệu có cho phép máy bay trinh sát của Mỹ triển khai trên lãnh thổ nước này. Nhưng đối với Malaysia mà nói, để máy bay trinh sát của Mỹ bay từ bang Sabah sẽ là một khó khăn vì quan hệ của Trung Quốc và Malaysia, mặc dù 2 nước cũng tồn tại tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.
Máy bay trinh sát, chống tàu ngầm P-8 Poseidon của Mỹ.
Ngày 14/9, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu, hiện nay máy bay của Mỹ tham gia vào hoạt động trinh sát tại Biển Đông chủ yếu đến từ Okinawa của Nhật Bản. Tại các nước Đông Nam Á chỉ có Philippines và Singapore cho phép máy bay tuần tra của Mỹ đóng trong thời gian ngắn trên lãnh thổ của mình, không được phép ở trong thời gian dài.
"Máy bay P-8 trang bị các hệ thống định vị thủy âm, radar trinh sát đặc biệt tối tân, có khả năng hoạt động trong thời gian lớn, do đó có thể trinh sát mạnh. Không chỉ vậy, P-8 ngoài khả năng mang vũ khí chống ngầm như ngư lôi thì có thể mang cả tên lửa diệt hạm. Việc Mỹ triển khai máy bay trinh sát mạnh như vậy tại Biển Đông sẽ tạo lên mối đe dọa lớn với Trung Quốc", ông Lý Kiệt nói.
Lá chắn pháo-tên lửa Việt Nam canh giữ Biển Đông có gì?
(Kiến Thức) - Lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam sở hữu hỏa lực rất mạnh mẽ gồm pháo tầm gần và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa, sức công phá "khủng".
Mạng lưới phòng thủ bảo vệ bờ biển, vùng lãnh hải Việt Nam được trang bị các loại hỏa lực từ tầm gần tới tầm xa. Ở tầm gần thì Việt Nam thường dùng hỏa lực pháo mặt đất (pháo 85mm, 105mm, 152mm, pháo không giật DKZ, pháo cối) kiêm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển chống tàu, xuồng đổ bộ đối phương. Trong ảnh, khẩu đội pháo 105mm của Trung đoàn pháo binh 368 (Quân khu 5) khai hỏa trong cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển tháng 5/2012. Ảnh: QĐND
Khẩu đội pháo 85mm (Trung đoàn pháo binh 6) khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập đánh địch đột nhập đường biển đổ bộ vào đất liền của Quân khu 9 tháng 8/2012. Ảnh: QĐND
Pháo phản lực phóng loạt BM-14 (Trung đoàn pháo binh 6) tấn công mục tiêu trên biển trong cuộc diễn tập tháng 8/2012. Ảnh: QĐND
Đảm nhiệm các mục tiêu ở tầm xa là các tổ hợp tên lửa bờ biển. Hiện nay, bộ đội hải quân Việt Nam được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Trong ảnh là tổ hợp 4K51 Rubezh phóng tên lửa hành trình chống tàu P-15M trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: QĐND
Tên lửa hành trình chống tàu P-15M lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg, tầm bắn tối đa 80km. Trong ảnh là các kỹ thuật viên hải quân Việt Nam đang nạp đạn P-15M lên xe mang phóng 3P51.
Đạt tầm bắn xa nhất trong vũ khí phòng thủ bờ biển Việt Nam là tổ hợp tên lửa 4K44B Redut. Trong ảnh là các xe mang phóng tự hành của tổ hợp 4K44B Việt Nam.
Tổ hợp 4K44B Redut trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-35. Đạn tên lửa có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 800-1.000km. Với sức công phá này, P-35 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Trong ảnh là tổ hợp 4K44B Redut đang khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Nếu 4K44B Redut là tổ hợp có tầm bắn xa nhất thì Bastion-P là vũ khí phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trong lá chắn bảo vệ biển Việt Nam.
Bastion-P là vũ khí phòng thủ biển hiện đại hàng đầu thế giới có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn, độ chính xác cao, đối phương khó đánh chặn.
Tổ hợp Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình siêu âm 3M55 Oniks. Đạn tên lửa được lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 250kg, tầm bắn tối đa 300km, tốc độ hành trình gấp 2 lần vận tốc âm thanh (ảnh minh họa nước ngoài).
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.