TP HCM: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án rạch Xuyên Tâm

(Vietnamdaily) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM vừa cho biết, Dự án rạch Xuyên Tâm đã được HĐND TPHCM điều chỉnh chủ trương đầu tư hồi cuối tháng 9.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP HCM chiều ngày 17/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM cho biết, Dự án rạch Xuyên Tâm đã được HĐND TPHCM điều chỉnh chủ trương đầu tư hồi cuối tháng 9.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (Ban Quản lý dự án Hạ tầng) đang phối hợp với Sở Xây dựng hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

TP HCM: Dieu chinh chu truong dau tu du an rach Xuyen Tam
 Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM thông tin tại buổi họp báo.

Dự án có 3 gói thầu xây lắp. Hiện nay, Ban Quản lý dự án Hạ tầng đang khẩn trương hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu XL-03. Dự kiến hoàn thành và khởi công trong tháng 11/2024. Về gói thầu XL-01 và XL-02 dự kiến lựa chọn nhà thầu và khởi công vào tháng 4/2025.

Năm 2024, dự án được giao kế hoạch vốn hơn 9.512 tỷ đồng. Trong đó, vốn chi trả cho bồi thường trên địa bàn quận Bình Thạnh và Gò Vấp khoảng 9.300 tỷ đồng; chi trả cho xây lắp, tư vấn và các chi phí khác khoảng 212,43 tỷ đồng.

TP HCM: Dieu chinh chu truong dau tu du an rach Xuyen Tam-Hinh-2
 Rạch Xuyên Tâm đoạn qua quận Bình Thạnh, TP HCM. 

Theo kế hoạch, UBND quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định vào đầu tháng 12-2024. Ban Quản lý dự án Hạ tầng sẽ phối hợp với hai quận giải ngân toàn bộ vốn bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 12.

Đồng thời, sau khi hoàn thành lựa chọn nhà thầu xây lắp gói XL-03, Ban Quản lý dự án Hạ tầng thực hiện các thủ tục tạm ứng hợp đồng, giải ngân vốn số vốn 212,43 tỷ đồng.

Đề nghị xử lý nghiêm nhà ven bờ sông, kênh, rạch xây dựng trái phép ở TP HCM

(Vietnamdaily) - Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có văn bản đề nghị Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức và UBND một số quận, huyện xử lý nghiêm các căn nhà lấn chiếm xây dựng trái phép ven bờ sông, kênh, rạch.

Qua công tác kiểm tra, tuần tuyến trên các tuyến đường thủy nội địa được giao quản lý, Trung tâm Quản lý Đường thủy (trực thuộc Sở Sở Giao thông Vận tải) đã phát hiện ra nhiều trường hợp người dân, doanh nghiệp xây dựng tạm trên nền kết cấu chủ yếu là cừ tràm, cừ dừa, cột bê tông; tồn tại từ lâu, cột móng bị xuống cấp, có nguy cơ bị sụp đổ xuống sông rất cao, ảnh hưởng đến mạng toàn tính, tài sản của người dân đặc biệt trong mùa mưa bão. 

Qua thống kê sơ bộ của Trung tâm Quản lý Đường thủy ghi nhận các khu vực có nhà xây dựng tạm trên hành lang bảo vệ bờ sông, gồm: TP. Thủ Đức: 4 khu vực với khoảng 97 hộ dân bị ảnh hưởng; quận 4: 1 khu vực với khoảng 97 hộ dân; quận 8: 11 khu vực với khoảng 3.025 hộ dân; huyện Hóc Môn: 1 khu vực với khoảng 4 hộ dân; huyện Củ Chi: 1 khu vực với khoảng 5 hộ dân…

TP HCM cần hơn 19.000 tỷ đồng di dời 6.500 căn nhà ven kênh

(Vietnamdaily) -Sở Xây dựng TP HCM vừa có văn bản số 1810 gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư về rà soát các dự án đầu tư công chưa được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Sở Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo đề ra mục tiêu hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà với tổng vốn đầu tư dự kiến 19.280 tỷ đồng.

Với số vốn này, TP HCM tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường vừa di dời nhà trên ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị. Tổng số dự án thuộc kế hoạch này là 25 dự án, được xếp vào 3 nhóm, trong đó các dự án di dời nhà trên kênh rạch đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2021.

Bí thư TP HCM Nguyễn Văn Nên: Phải hành động để xứng đáng với sứ mệnh đầu tàu

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm cấp bách TP đề ra, phải chú ý đến thể chế, các chính sách thông thoáng.

Tại hội nghị sơ kết kinh tế - xã hội năm 2022 của TP.HCM mới đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, Bộ Chính trị đã quán triệt TP.HCM tiếp tục bứt phá để giữ vững sứ mệnh đầu tàu của cả nước. Do đó, năm 2023, toàn TP phải hành động quyết liệt để xứng đáng với sứ mệnh này.

Bi thu TP HCM Nguyen Van Nen: Phai hanh dong de xung dang voi su menh dau tau-Hinh-3

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, thành phố phải hành động quyết liệt để xứng đáng với sứ mệnh đầu tàu kinh tế của cả nước

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, đây là sứ mệnh không hề đơn giản, nhưng buộc TP phải hành động quyết liệt để tương xứng với sứ mệnh đó. Phải dự báo được tình hình năm 2023, lường trước khó khăn ở chỗ nào, vướng mắc ở đâu để có những giải pháp phù hợp, những kịch bản ứng phó để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo bứt phá trong năm 2023, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và Trung ương.

Theo đó, với nhiệm vụ năm 2023, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, trước những biến động có thể xảy ra, TP không để bị động, bất ngờ. Cụ thể, phải tập trung tháo gỡ nhiều điểm nghẽn mà kết thúc năm 2022 đã chỉ ra như: Giải ngân vốn đầu tư công thấp, phối hợp giữa các ngành với nhau và giữa ngành với địa phương chưa chặt chẽ, thực hiện hiệu quả công việc chưa cao…

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm cấp bách TP đề ra, phải chú ý đến thể chế, các chính sách thông thoáng.

“Đừng để người dân, doanh nghiệp phải chờ quy định này, quy định khác. Chúng ta phải chạy tháo gỡ cho họ. Trong điều hành thì phải có yếu tố năng động, dám nghĩ, dám làm, không máy móc, rập khuôn. Cuộc sống luôn năng động nên người điều hành cũng phải năng động, thích ứng nhưng phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách pháp luật để không chệch đường ray” - Bí thư Nguyễn Văn Nên nói.

Cũng theo Bí thư TP.HCM, TP đã đặt ra mục tiêu phấn đấu GRDP năm 2023 tăng từ 7,5-8%, do vậy cần phải phấn đấu hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu.

Ông Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, TP đã nhận ra điểm nghẽn lớn nhất là sự phối hợp giữa các sở, ngành và quận, huyện chưa đồng bộ thì phải tháo gỡ được điểm nghẽn này. Thực tế, nhiều cán bộ còn ngại ngần, băn khoăn, lo lắng trong chỉ đạo, trước việc đặt bút ký một vấn đề gì đó. Nhưng đã ngồi vào cương vị lãnh đạo thì phải hành động, không chần chừ, do dự.

Trong hành động thì tư cách đạo đức, thái độ phục vụ là quan trọng chứ không chỉ là trình độ. Phải biết làm gì cho dân, cho nước trên cương vị của mình, đó là sự tự trọng tối thiểu.

Bứt phá về phát triển hạ tầng

Theo Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi, TP đặt mục tiêu năm 2023 là năm bứt phá về kinh tế, để lấy lại những gì đã mất do hai năm bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Do đó, điều tiên quyết là cải cách hành chính mạnh mẽ, tháo gỡ các điểm nghẽn mà năm 2022 chưa làm được. Đặc biệt là điểm nghẽn về sự phối hợp chưa tốt, chưa đồng bộ giữa các sở, ngành và địa phương… khiến nhiều dự án bị kẹt, giải ngân đầu tư công thấp.

Nếu các điểm nghẽn này được tháo gỡ, cơ chế thông thoáng thì sự bứt phá mới đạt mục tiêu. Khi đó, TP sẽ đẩy mạnh bứt phá về hạ tầng, là điều cốt lõi để phát triển nhanh, bền vững.

Bi thu TP HCM Nguyen Van Nen: Phai hanh dong de xung dang voi su menh dau tau-Hinh-4

Năm 2023, TP.HCM đẩy mạnh thực hiện các dự án hạ tầng, dự án đầu tư công. Ảnh: HNM

Qua đó, Chủ tịch TP.HCM cho rằng, năm 2023, TP quyết tâm tạo đột phá chuyển biến về hạ tầng, cố gắng đưa vào sử dụng các dự án lớn, công trình trọng điểm như: Dự án metro số 1; dự án chống ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1; khởi công dự án Vành đai 3; khẩn trương thực hiện dự án metro 2, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; dự án nâng cấp Quốc lộ 50; khởi công sớm dự án Rạch Xuyên Tâm…

“Cả hệ thống chính trị phải tập trung cao độ hoàn thành các dự án trọng điểm, tạo sự bứt phá về hạ tầng để mục tiêu bứt phá về kinh tế đạt hiệu quả, đưa TP phát triển nhanh, bền vững như kỳ vọng”, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới