Top 10 kỷ lục thú vị của các vua chúa phong kiến Việt Nam

Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua đã lên ngôi trong các triều đại phong kiến tại Việt Nam. Mỗi vua đều có những câu chuyện riêng và những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”.

Top 10 kỷ lục thú vị của các vua chúa phong kiến Việt Nam
Thời gian trị vì lâu nhất

Vua Lý Nhân Tông là con trai trưởng của Lý Thánh Tông, lên ngôi khi mới 7 tuổi. Thời gian trị vì của vị vua này là 56 năm (1072 – 1127).

Ông được thái hậu Ỷ Lan, thái sư Lý Đạo Thành và thái úy Lý Thường Kiệt giúp đỡ trong việc triều chính, nhờ đó mà Đại Việt ngày càng vững mạnh. Ông khuyến khích giáo dục, thi cử theo Nho giáo, là người mở khoa thi đầu tiên của nước ta (1072) và xây dựng Quốc tử giám (1076). Mặc dù trị vì nhiều năm và có nhiều cung phi nhưng Lý Nhân Tông không có con trai nối dõi. Ông chọn một người cháu gọi bằng bác là Lý Dương Hoán làm thái tử, sau khi ông mất Dương Hoán lên ngôi lấy hiệu là Lý Thần Tông.

Độ tuổi lên ngôi trẻ nhất

Vua Lê Nhân Tông (1441 – 1459) là vị vua thứ ba của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi lúc 1 tuổi và trị vì trong 17 năm từ 1442 – 1459. Tuyên Từ hoàng thái hậu là người đã nhiếp chính cho vua Lê Nhân Tông từ khi ông lên ngôi cho đến khi vua tự nhiếp chính năm 1452. Vua Lê Nhân Tông là vị vua nhân từ và sáng suốt từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy vậy ông lại mất sớm năm 1459 do bị Lê Nghi Dân ám sát.

Top 10 ky luc thu vi cua cac vua chua phong kien Viet Nam

Vị vua trường thọ nhất

Bảo Đại là vị vua thứ 13 và cũng là cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Ông đồng thời cũng là Hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Sau thời gian dài lưu vong và sống ở Pháp Bảo Đại qua đời ngày 31/7/1997 tại Quân y viện Val – de – Grace, hưởng thọ 85 tuổi.

Vị vua yểu mệnh nhất

Lê Gia Tông là hoàng đế thứ 8 của nhà Lê Trung Hưng. Ông lên ngôi ngày 19/11/1671 khi mới 10 tuổi. Lê Gia Tông khi lên ngôi được miêu tả là người có diện mạo khôi ngô, thân hình vạm vỡ, là một vị vua độ lượng. Tuy vậy sau khi khi trị vì được 4 năm thì Lê Gia Tông mất sớm ở tuổi 15.

Vị vua có nhiều niên hiệu nhất

Lý Nhân Tông cũng là ông vua có nhiều niên hiệu dài nhất, trong số 8 niên hiệu của ông thì có đến 5 niên hiệu gồm 4 chữ, đó là: Anh Vũ Chiêu Thắng (1076 - 1084), Long Phù Nguyên Hóa (1101 - 1109), Hội Tường Đại Khánh (1110 - 1119), Thiên Phù Duệ Vũ (1120 - 1126), Thiên Phù Khánh Thọ (1127).

Top 10 ky luc thu vi cua cac vua chua phong kien Viet Nam-Hinh-2

Nữ hoàng duy nhất

Lý Chiêu Hoàng lên ngôi trong bối cảnh nhà nước rối ren, bà là vị hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý. Lên ngôi được một năm thì Lý Chiêu Hoàng bị Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Thái Tông.

Vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất

Lý Thái Tổ là nhà vua sáng lập nhà Lý, trị vì từ 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông lập đến 9 hoàng hậu, 6 người lập năm 1010, 3 người lập năm 1016.

Vua có nhiều con làm vua nhất

Vua Trần Minh Tông và Lê Thần Tông đều có 4 người con làm vua.

- Trần Minh Tông là cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông.

- Lê Thần Tông là cha của Lê Duy Hựu (Chân Tông), Lê Duy Vũ (Huyền Tông), Lê Duy Cối, (Gia Tông) và Lê Duy Hợp (Hy Tông).

Vị vua mở đất mạnh nhất, rộng nhất

Thời vua Minh Mạng, đất nước ta được mở rộng từ Bắc chí Nam. Năm 1832 cả nước có 30 tỉnh gồm:

- Bắc Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.

- Trung Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

- Nam Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 06 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Top 10 ky luc thu vi cua cac vua chua phong kien Viet Nam-Hinh-3

Vị vua có nhiều bài thơ, văn nhất

Tự Đức có hơn 300 bài thơ, văn. Tự Đức là ông vua đề cao Nho học. Ông cũng rất ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Đêm nào ông cũng xem sách đến khuya. Ông làm nhiều thơ bằng chữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn làm cả sách bằng chữ Nôm để dạy cho dân dễ hiểu, điển hình như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca...

Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện vua giao thiệp với nhà văn, học giả đương thời. Nhà vua rất thích lịch sử, đã đặt Tập Hiền Viên và Khai Kinh Diên để ông ngự ra cùng với các quan bàn sách vở, thơ phú hoặc nói chuyện chính trị. Ông còn chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, từ đời thượng cổ cho tới hết thời nhà Hậu Lê, trong đó ông tự phê nhiều lời bình luận.

Tự Đức cũng rất yêu nghệ thuật, đã tập trung nhiều người soạn kịch bản tuồng về kinh thành Huế, và lệnh cho soạn những vở tuồng lớn Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy.

Ứng xử của vua chúa Việt khi việc đụng đến lợi ích dân

(Kiến Thức) - Vua chúa Việt có quyền lực tuyệt đối nhưng các vua sáng khi làm việc đụng chạm lợi ích dân chúng thường lắng nghe và đặt lợi ích dân chúng lên trên.

Ứng xử của vua chúa Việt khi việc đụng đến lợi ích dân

Vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hiện đang là một trong những sự kiện nóng dư luận. Người dân hy vọng các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên. Nhân vụ việc này, Kiến Thức xin gửi tới bạn đọc bài viết tư liệu thú vị về cách ứng xử khôn khéo, "lấy dân làm gốc" của vua chúa Việt xưa khi giải quyết những sự vụ đụng tới lợi ích của người dân. 

Phải sòng phẳng với dân
Trong thời vua Minh Mạng, nhà vua này đã nhiều lần chỉ dụ cho quan lại phải sòng phẳng với dân mỗi khi có việc cần huy động sức dân. Theo sách "Đại Nam thực lục" (tập 2), năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua cho đào sông Vĩnh Định ở Quảng Trị để thông đường cho thuyền bè.

Những tuyên thệ để đời của vua chúa Việt khi lên ngôi

(Kiến Thức) - Thời xưa các vua khi lên ngôi không ai phải tuyên thệ nhưng họ thường ban chiếu hoặc lệnh thể hiện các đường lối chính trị mà mình sẽ áp dụng.
 

Những tuyên thệ để đời của vua chúa Việt khi lên ngôi
Lý Thánh Tông không muốn dân bị oan sai
Năm 1055, năm đầu tiên sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông đã ban những chiếu chỉ thể hiện đường lối cai trị nhân đức của mình, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xét án và các tội nhân. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: Mùa đông, tháng 10, rét lắm, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”.

Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?

(Kiến Thức) - Vấn đề thực phẩm bẩn độc đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy, thời xưa, vua chúa nghĩ ra những độc chiêu gì để đề phòng vấn nạn nhức nhối này? 

Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?
Nếu thời nay, người tiêu dùng vô cùng bối rối để phân biệt, nhận diện thực phẩm bẩn độc thì thời xưa, vua chúa Việt lại nghĩ ra trăm phương ngàn kế để đảm bảo an toàn trong mỗi bữa ăn.

Thời xưa đồ của vua, thứ gì cũng phải là số 1. Do vậy trong bữa ăn của vua, ngoài của ngon vật lạ thì việc đảm bảo an toàn cũng là yêu cầu số 1.

Có một điều thiếu sót là nước ta không có nhiều sách vở ghi chép về những sinh hoạt trong cung đình. Từ thế kỷ 10, các triều đại: Lý, Trần, Lê thay nhau trị vì mỗi triều hàng trăm năm nhưng đến nay chúng ta có rất ít sách vở nói chi tiết về việc trong cung đình chuyện ăn uống sinh hoạt ra sao. Ngoại trừ triều Nguyễn có sách Hội điển. Mặt khác, do triều Nguyễn gần với thời nay nhất nên ngoài sách Hội điển thì cũng còn có các lời kể của một vài nhân chứng lịch sử giúp chúng ta có thể hiểu được một phần nào đó về sinh hoạt cung đình.
Để phục vụ bữa ăn của nhà vua, triều Nguyễn cho lập hẳn các sở là Lý Thiện và Thượng Thiện. Trước đó, thời các đời chúa Nguyễn thì đội lo việc nấu ăn cho chúa gọi là đội Nội Trù hoặc Tư Thiện. Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập đội Thượng Thiện trực thuộc cấm binh và xây dựng sở Thượng Thiện ở gần Thái Y viện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới