Tôm hùm đất và top động vật xâm lấn "náo loạn" ở VN

Tôm hùm đất và top động vật xâm lấn "náo loạn" ở VN

(Kiến Thức) - Sinh vật ngoại lai xâm hại khiến Việt Nam khốn đốn hết lần này qua lần khác. Trước tôm hùm đất, thì trinh nữ, ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản (bèo Tây)... từng gây "náo loạn" khiến chính quyền phải vào cuộc ngăn chặn.

Gần đây,  tôm hùm đất nhập lậu từ Trung Quốc được bán tràn lan gây xôn xao. Đây là sinh vật ngoại lai xâm hại, buộc Bộ NN&PTNT phải có ý kiến đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo xử lý, kiến nghị cả hệ thống chính trị vào cuộc, sau đó, có văn bản gửi đến các tỉnh, thành, cử đoàn giám sát xuống địa phương, nhất là những nơi giáp biên giới Trung Quốc để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán loại sinh vật này.
Gần đây, tôm hùm đất nhập lậu từ Trung Quốc được bán tràn lan gây xôn xao. Đây là sinh vật ngoại lai xâm hại, buộc Bộ NN&PTNT phải có ý kiến đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo xử lý, kiến nghị cả hệ thống chính trị vào cuộc, sau đó, có văn bản gửi đến các tỉnh, thành, cử đoàn giám sát xuống địa phương, nhất là những nơi giáp biên giới Trung Quốc để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán loại sinh vật này.
Sinh vật này là loài ăn tạp, có thể ăn cả động vật sống, động vật chết lẫn thực vật nên là loài động vật xâm lấn gây phá hoại mùa màng hay phá hủy chuỗi thức ăn, chúng còn đào hang sâu để trú ẩn để lẩn trốn kẻ thù nên có thể làm hỏng nền đất hay gây sói mòn sông, suối.
Sinh vật này là loài ăn tạp, có thể ăn cả động vật sống, động vật chết lẫn thực vật nên là loài động vật xâm lấn gây phá hoại mùa màng hay phá hủy chuỗi thức ăn, chúng còn đào hang sâu để trú ẩn để lẩn trốn kẻ thù nên có thể làm hỏng nền đất hay gây sói mòn sông, suối.
Khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Nguy hiểm hơn, nếu ăn sống thì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất.
Khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng. Nguy hiểm hơn, nếu ăn sống thì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất.
Đối mặt với vấn nạn động vật xâm lấn ngoại lai, hàng triệu người Việt đều đã nghe, đã biết, hoặc từng phải khóc ròng với nó. Trước tôm hùm đất, người dân và chính quyền từng phải đau đầu với sự xâm hại của ốc bươu vàng, trinh nữ hay cây bèo Nhật Bản.
Đối mặt với vấn nạn động vật xâm lấn ngoại lai, hàng triệu người Việt đều đã nghe, đã biết, hoặc từng phải khóc ròng với nó. Trước tôm hùm đất, người dân và chính quyền từng phải đau đầu với sự xâm hại của ốc bươu vàng, trinh nữ hay cây bèo Nhật Bản.
Ốc bươu vàng là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh, thậm chí được nuôi và nhân giống tại TP. Hồ Chí Minh năm 1989, bùng phát từ ĐBSCL. Sau đó, sinh vật nhanh chóng phát tán dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam. Đây là sinh vật có vòng đời ngắn, có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, đã phát triển rất mạnh, lan ra khắp cả nước, gây thiệt hại không thể đo đếm với nền nông nghiệp.
Ốc bươu vàng là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh, thậm chí được nuôi và nhân giống tại TP. Hồ Chí Minh năm 1989, bùng phát từ ĐBSCL. Sau đó, sinh vật nhanh chóng phát tán dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam. Đây là sinh vật có vòng đời ngắn, có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, đã phát triển rất mạnh, lan ra khắp cả nước, gây thiệt hại không thể đo đếm với nền nông nghiệp.
Chúng có thể đẻ trứng khắp nơi, bám vào cành cây, ngọn cỏ, thậm chí đẻ cả trên các sườn gạch, đá. Thức ăn của chúng là hầu hết các loài thực vật nên đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học cũng như sản xuất nông nghiệp.
Chúng có thể đẻ trứng khắp nơi, bám vào cành cây, ngọn cỏ, thậm chí đẻ cả trên các sườn gạch, đá. Thức ăn của chúng là hầu hết các loài thực vật nên đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học cũng như sản xuất nông nghiệp.
Người dân đã phải dùng các biện pháp như bắt, rải vôi bột, phun thuốc trừ sâu để hạn chế sự xâm hại của ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Người dân đã phải dùng các biện pháp như bắt, rải vôi bột, phun thuốc trừ sâu để hạn chế sự xâm hại của ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Chúng sinh trưởng chủ yếu vào vụ hè thu, đặc biệt là mùa nước nổi. Bài học về ốc bươu vàng vẫn còn "đắt giá" cho tới tận ngày nay.
Chúng sinh trưởng chủ yếu vào vụ hè thu, đặc biệt là mùa nước nổi. Bài học về ốc bươu vàng vẫn còn "đắt giá" cho tới tận ngày nay.
Bèo Nhật Bản (bèo Tây), được nhập về từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh, nhưng cũng từng làm cả cơ quan quản lý đến người dân điêu đứng vì khó tìm biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Bèo Nhật Bản (bèo Tây), được nhập về từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh, nhưng cũng từng làm cả cơ quan quản lý đến người dân điêu đứng vì khó tìm biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ra ngoài môi trường, loài bèo này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt Việt Nam, làm giảm ô xy hòa tan trong nước, gây chết cá, thủy sinh.
Ra ngoài môi trường, loài bèo này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt Việt Nam, làm giảm ô xy hòa tan trong nước, gây chết cá, thủy sinh.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng xấu đến giao thông đường thủy, hoạt động của các hồ thủy lợi, thủy điện.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng xấu đến giao thông đường thủy, hoạt động của các hồ thủy lợi, thủy điện.
Du nhập vào Việt Nam từ năm 1960 đến nay, cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ nhọn, mắt mèo, trinh nữ đầm lầy, tên khoa học Mimosa pigra, có nguồn gốc từ trung Mỹ và nam Mỹ hiện lan khắp trên nhiều địa phương trong cả nước.
Du nhập vào Việt Nam từ năm 1960 đến nay, cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ nhọn, mắt mèo, trinh nữ đầm lầy, tên khoa học Mimosa pigra, có nguồn gốc từ trung Mỹ và nam Mỹ hiện lan khắp trên nhiều địa phương trong cả nước.
Đây là loài cỏ dại được xếp vào diện nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia, do khả năng lan rộng nhanh, hạt có thể nảy mầm sau 20 năm, đốt, san lấp vẫn mọc lại.
Đây là loài cỏ dại được xếp vào diện nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia, do khả năng lan rộng nhanh, hạt có thể nảy mầm sau 20 năm, đốt, san lấp vẫn mọc lại.
Người nông dân đã phải trả hàng triệu đồng cho mỗi hecta đất lúa, màu để chặt bỏ trong mỗi vụ gieo trồng. Ở Lâm Đồng có gần 200 ha mai dương mọc rải rác dọc bờ sông Đa Nhim. Hàng năm địa phương này phải chi hàng trăm triệu đồng từ ngân sách cho việc xử lý cây mai dương. Khu vực sông La Ngà (Đồng Nai) cây này cũng chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp. Trước mỗi vụ gieo trồng họ phải chi gần 2 triệu đồng cho việc chặt, đốt cây mai dương. Đến thời điểm này chưa cơ quan nào tìm ra biện pháp trừ tận gốc đối với loài thực vật xâm hại này.
Người nông dân đã phải trả hàng triệu đồng cho mỗi hecta đất lúa, màu để chặt bỏ trong mỗi vụ gieo trồng. Ở Lâm Đồng có gần 200 ha mai dương mọc rải rác dọc bờ sông Đa Nhim. Hàng năm địa phương này phải chi hàng trăm triệu đồng từ ngân sách cho việc xử lý cây mai dương. Khu vực sông La Ngà (Đồng Nai) cây này cũng chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp. Trước mỗi vụ gieo trồng họ phải chi gần 2 triệu đồng cho việc chặt, đốt cây mai dương. Đến thời điểm này chưa cơ quan nào tìm ra biện pháp trừ tận gốc đối với loài thực vật xâm hại này.
Cây trinh nữ đầm lầy được ngành chuyên môn cảnh báo là loại sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm có ở Việt Nam, rất khó phòng trừ , mối đe dọa đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn nhiều loài ngoại lai như chuột hải ly, chồn nhung đen, cây ngũ sắc, lục bình... cũng từng làm cả cơ quan quản lý đến người dân điêu đứng vì khó tìm biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Cây trinh nữ đầm lầy được ngành chuyên môn cảnh báo là loại sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm có ở Việt Nam, rất khó phòng trừ , mối đe dọa đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn nhiều loài ngoại lai như chuột hải ly, chồn nhung đen, cây ngũ sắc, lục bình... cũng từng làm cả cơ quan quản lý đến người dân điêu đứng vì khó tìm biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Mời quý vị xem video: Kinh ngạc cảnh tôm hùm đất xâm chiếm nhà dân sau siêu bão

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.