Tò mò thú tiêu khiển của thái giám trong cấm cung xưa

(Kiến Thức) - Thái giám nhà Thanh thường làm việc nửa ngày còn sẽ nghỉ nửa ngày. Vậy, trong thời gian rảnh rỗi, thái giám thường làm gì để giải sầu, tiêu khiển?

Tò mò thú tiêu khiển của thái giám trong cấm cung xưa
To mo thu tieu khien cua thai giam trong cam cung xua
Ảnh minh họa trò chơi ném thẻ vào bình. 
Thái giám nhà Thanh thường làm việc nửa ngày còn sẽ nghỉ nửa ngày. Vậy, trong thời gian rảnh rỗi, đám thái giám thường tiêu khiển bằng trò gì?
Theo ghi chép của sử sách Trung Quốc, những trò tiêu khiển, giải trí trong cung cấm ngày xưa rất nhiều. Ví dụ như đá cầu, đấu vật, đi săn, ném thẻ vào bình (trò chơi phạt uống rượu trong những buổi tiệc thời xưa.), đánh cờ, du ngoạn, câu cá, đọ sức, đấu gà, đấu dế, kéo co…Trong những trò chơi này, có đấu vật, đá cầu, đi săn thường được tổ chức với quy mô lớn. Thông thường dựa vào sở thích của hoàng thượng. Những trò chơi khác thường quy mô tổ chức sẽ tùy theo tình hình. Những trò chơi tiện lợi và dễ tổ chức thường được các thái giám yêu thích nhất trong những lúc rảnh rỗi.
Trong cung đình, bài bạc và đánh cờ là môn giải trí được yêu thích nhất. Đánh cờ chỉ là tên gọi chung vì nó gồm rất nhiều loại. Có những loại cờ quyết định thắng thua bằng việc tung xúc xắc, tức là sau khi đổ xúc sắc thì đi cờ; Ví dụ như cờ lục, chơi bài lá, tú lơ khơ. Các trò chơi đánh cờ thường bắt nguồn từ rất sớm, hơn nữa có liên quan mật thiết với bài bạc. Trên thực tế trong hai từ “bác dịch” (đánh cờ) thì từ “dịch” có nghĩa là đi nước cờ, còn từ “bác” có nghĩa tung xúc xắc.
Tuy triều Thanh có rất nhiều thái giám nổi tiếng uyên bác, nhưng lại rất ít người ham đọc sách và sống thanh bần, đức hạnh. Phần lớn thái giám đều tham lam, ham chơi. Đặc biệt là thích tụ tập đánh bạc. Việc tiêu khiển trong cung thì đánh cờ, đánh bạc đều rất được hưởng ứng. Việc chơi cờ thì hao tâm tổn sức còn đánh bạc mang tính tiêu khiển cao, vì thế, dễ dàng kích thích người chơi đam mê và nghiện. Các hình thức đánh bạc cũng phong phú hơn, dễ dàng biến tấu ra nhiều hình thức khác nhau.
Đánh bạc thường được chơi khi có tiệc rượu được gọi là “ẩm bá” ( vừa uống rượu vừa đánh bạc). Đánh cờ là hình thức tiêu khiển tương đối nho nhã nên cũng được nhiều thái giám yêu thích. Theo ghi chép của Lưu Nhược Ngu trong “Chước Trung Trí”, dưới thời nhà Minh, trong cung vào khoảng tháng 10, thời gian này ngày ngắn đêm dài, ánh trăng mùa này cũng lạnh lẽo, vì thế các thái giám thường hoạt động chủ yếu trong các phòng ấm áp. Họ thường túm tụm uống rượu, tung xúc xắc, xem tú lơ khơ, chơi cờ…đến tận canh hai, canh ba mới giải tán. Thậm chí còn chơi thông đêm.
Thái giám đa phần thường sợ cô đơn. Ít khi đi một mình và sợ ở một mình, uống rượu một mình càng không bao giờ. Thái giám thường thay nhau làm chủ nhà và thích tụ tập uống rượu. Khi tụ tập họ thường kể chuyện vô cùng dung tục, cùng nhau bàn tán chửi rủa. Có lúc quá chén thì cãi cọ chửi mắng lẫn nhau. Nhưng tất cả chỉ để làm vui chứ không để bụng thù oán.
Cờ bạc ăn tiền là một thú tiêu khiển không thể thiếu của đám thái giám triều Thanh. Trong cuốn nhật lý của thái giám có tên Tôn Diệu Đình cuối triều Thanh ghi rất rõ: “Đám thái giám ngoài ăn, uống và hút thuốc phiện ra thì chỉ có đánh bạc là niềm vui.” Triều đình nhà Thanh tuy quản thái giám rất nghiêm ngặt nhưng chỉ cần họ làm tôi tớ tốt, đúng chức trách của mình thì việc uống rượu đánh bạc cũng không cấm. Vì thế phòng đánh bài trong tư phòng hậu viện ở cung Cảnh Nhân cả ngày lúc nào cũng chật kín, có khi chơi thâu đêm.
Tiểu thái giám đánh bạc thì mồm to nhưng đặt cược thấp. Còn những thái giám già thì ít nói trầm ngâm nhưng đặt cược lớn. Đám thái giám vừa cắn hạt dưa vừa đánh bài, sát phạt nhau đến nửa đêm canh ba. Nửa đêm nhà bếp còn cho bữa vằn thắn và các loại đồ ăn vặt khác. Mùa hè thì có dưa hấu ướp lạnh, nước hoa quả hay canh mai chua. Các tiểu thái giám một đêm chỉ cần thua mấy chục trinh thì tiếc buốt ruột. Những thái giám già có đêm thua trăm tám mươi đồng bạc mặt vẫn lạnh tanh không lộ chút cảm xúc.
Thời nhà Minh và nhà Thanh, trong cung đình còn thịnh hành đấu dế và đấu gà. Những thái giám có thế lực và có nhiều tiền trong triều thường mở xới đá gà để thu tiền. Đá gà và đá dế đều là hình thức đánh bạc. Có thái giám còn bỏ tiền ra mời người về chăm sóc và đào tạo gà chọi cho mình. Ban ngày thì đào tạo huấn luyện, tối thì cho ăn thêm để luyện mổ. Đám thái giám rất thích đốt đèn để xem gà ăn, thích tự quan sát và đếm xem gà mổ được bao nhiêu lần. Thông thường con gà nào có thể mổ được 300-400 lần thì là gà tốt. Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của triều Thanh thì thích chó. Vì thế trong cung nuôi rất nhiều chó. Phổ Nghi lệnh cho phải nuôi hơn 100 con. Những thái giám có địa vị cao trong cung hầu như một người đều có hai đến ba con chó.
Đám thái giám tâm tư rất giống con gái. Họ rất yêu hoa thích lá, thích trang điểm. Thời gian rảnh rỗi họ thường thưởng hoa, nghe nhạc. Có lúc thì ngắt hoa cài đầu để làm đẹp. Điển hình là thái giám nổi tiếng lịch sử Trung Quốc Ngụy Trung Hiền, vẻ ngoài thì xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại rất đỏm dáng. Ông ta thường xuyên có sở thích ngắt hoa cài tóc.
Thái giám trong cung nhà Minh thường tìm mua những loại kỳ hoa dị thảo ở ngoài nhân gian rồi về trồng hai bên đường mà hoàng thượng hay đi dạo. Một mặt để phục vụ sở thích của mình, mặt khác muốn mượn việc đó để tranh sủng của hoàng thượng. Cuối triều Thanh thái giám Tiểu Đức Trương từng sưu tầm được rất nhiều loại cá vàng và các loại chim quý hiếm nổi tiếng. Ông ta còn kì công thuê những người chuyên nuôi dưỡng, đào tạo đám chim chóc và trở thành một trong những nơi thưởng ngoạn đẹp nổi tiếng trong cung. Hoàng đế Long Dụ rất thích và thường xuyên đến chơi. Về sau, những khoản tiền này được thanh toán từ khoản tiền trong cung. Ông ta không phải bỏ tiền ra mà còn giúp chủ nhân mua vui, đúng là được lợi cả đôi đường.
Ngoài cờ bạc hay một số thú chơi tao nhã kể trên ra, trong cung nhà Thanh còn thịnh hành hút tẩu, hút thuốc lào. Cuối triều Thanh, đám thái giám đua nhau hút thuốc phiện. Triều đình đã ra lệnh cấm trong cung. Nếu thái giám nào tàng trữ cất giấu bộ dụng cụ hút thuốc sẽ bị xử tội. Những người hút thuốc phiện, họ hàng thân thích sẽ phải đến Tân Cương làm nô dịch cho quan binh. Vậy mà số lượng thái giám hút thuốc phiện không hề giảm. Chính thái giám Tôn Diệu Đình khi mới tiến cung cũng đã từng phải ghi nợ ở quán thuốc phiện. Gọi là quán thuốc phiện mở trộm ở trong cung, nhưng thực ra lại là hai hiên nhà rất rộng lớn. Một dãy giường đất kê sát tường. Những thái giám nghiện thuốc thường tụ tập ở đây cùng nhau hút và nhả khói mù mịt, cười đùa náo nhiệt.

Những đại hoạn quan chuyên quyền trong lịch sử TQ

(Kiến Thức) - Họ là những đại hoạn quan được vua chúa Trung Hoa vô cùng sủng ái, trọng dụng nên đã thâu tóm quyền lực, sát hại nhiều người trong đó có cả vua.

Những đại hoạn quan chuyên quyền trong lịch sử TQ
1. Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) được đánh giá là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất và nắm trong tay nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.
1. Ngụy Trung Hiền (1568 - 1627) được đánh giá là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất và nắm trong tay nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. 

Tiết lộ thú vị về một ngày của hoàng đế TQ

(Kiến Thức) - Hãy cùng khám phá một ngày của hoàng đế Trung Quốc xưa. 

Tiết lộ thú vị về một ngày của hoàng đế TQ
Theo những tài liệu ghi chép lại thì lịch sinh hoạt hàng ngày của các hoàng đế thời Minh tuân thủ đúng quy luật. Ngoài những ngày lễ lớn thì chủ yếu bao gồm các hoạt động như: Từ 5h tới 7h sáng: Thức dậy, thỉnh an bậc tiền bối. Các thái giám phải rửa mặt, mặc long bào chỉnh tề cho hoàng đế. Hàng ngày hoàng đế cần tới thỉnh an thái hoàng thái hậu và hoàng thái hậu, để thể hiện sự tôn trọng và hiếu kính đối với tiền bối.
 Theo những tài liệu ghi chép lại thì lịch sinh hoạt hàng ngày của các hoàng đế thời Minh tuân thủ đúng quy luật. Ngoài những ngày lễ lớn thì chủ yếu bao gồm các hoạt động như: Từ 5h tới 7h sáng: Thức dậy, thỉnh an bậc tiền bối. Các thái giám phải rửa mặt, mặc long bào chỉnh tề cho hoàng đế. Hàng ngày hoàng đế cần tới thỉnh an thái hoàng thái hậu và hoàng thái hậu, để thể hiện sự tôn trọng và hiếu kính đối với tiền bối.
Sau khi thỉnh an xong, hoàng đế sẽ tiến hành đọc sách vào buổi sáng. Nội dung đọc chủ yếu là “thánh luyện” và “thực lục”. Thánh luyện chính là các sắc lệnh của hoàng đế tiền triều, còn thực lục là cuốn kỷ yếu niên đại của các triều đại trước.
 Sau khi thỉnh an xong, hoàng đế sẽ tiến hành đọc sách vào buổi sáng. Nội dung đọc chủ yếu là “thánh luyện” và “thực lục”. Thánh luyện chính là các sắc lệnh của hoàng đế tiền triều, còn thực lục là cuốn kỷ yếu niên đại của các triều đại trước.
Từ 7h tới 9h30: Dùng bữa sáng. Các hoàng đế triều đại nhà Thanh thường tuân theo tập tục ăn uống của dân tộc Mãn, mỗi ngày ăn 2 bữa chính, gồm từ 8h - 9h và 13h - 14h giờ chiều hàng ngày, mỗi bữa thường có 12 món chính và các món canh kèm theo.
Từ 7h tới 9h30: Dùng bữa sáng. Các hoàng đế triều đại nhà Thanh thường tuân theo tập tục ăn uống của dân tộc Mãn, mỗi ngày ăn 2 bữa chính, gồm từ 8h - 9h và 13h - 14h giờ chiều hàng ngày, mỗi bữa thường có 12 món chính và các món canh kèm theo.  
Mùa thu và mùa hè sẽ sớm hơn bình thường một tiếng đồng hồ. Sau mỗi bữa chính còn có bữa điểm tâm. Nếu như hoàng đế thích ăn gì đặc biệt có thể yêu cầu nô tài mang tới. Sau khi hoàng đế ngồi vào bàn ăn, thái giám thuộc Ngự thiện phòng sẽ thử đũa xem thức ăn có biến sắc hay không, sau đó nếm thử trước, nếu không xảy ra chuyện gì thì hoàng đế mới chính thức tiến hành dùng bữa.
 Mùa thu và mùa hè sẽ sớm hơn bình thường một tiếng đồng hồ. Sau mỗi bữa chính còn có bữa điểm tâm. Nếu như hoàng đế thích ăn gì đặc biệt có thể yêu cầu nô tài mang tới. Sau khi hoàng đế ngồi vào bàn ăn, thái giám thuộc Ngự thiện phòng sẽ thử đũa xem thức ăn có biến sắc hay không, sau đó nếm thử trước, nếu không xảy ra chuyện gì thì hoàng đế mới chính thức tiến hành dùng bữa. 
Thông thường hoàng đế sẽ ăn một mình, nếu không có ý chỉ của vua thì không ai có thể ăn cùng hoàng đế. Trong lúc vua dùng bữa sáng, các thái giám sẽ đem các thẻ bài của đại thần tới để hoàng đế lựa chọn người sẽ gặp sau bữa ăn.
 Thông thường hoàng đế sẽ ăn một mình, nếu không có ý chỉ của vua thì không ai có thể ăn cùng hoàng đế. Trong lúc vua dùng bữa sáng, các thái giám sẽ đem các thẻ bài của đại thần tới để hoàng đế lựa chọn người sẽ gặp sau bữa ăn.
Từ 9h30 tới 11h: Xử lý triều chính. Công việc triều chính sẽ được chia thành hai loại, loại thường ngày và loại đặc biệt, như việc xử án hàng năm, tiếp sứ thần nước khác… thì tính vào công việc hàng ngày, còn các công việc lớn như lễ đăng cơ, sinh nhật hoàng đế, ngày đại hôn của hoàng đế… thì thuộc công việc trọng đại, đặc biệt.
Từ 9h30 tới 11h: Xử lý triều chính. Công việc triều chính sẽ được chia thành hai loại, loại thường ngày và loại đặc biệt, như việc xử án hàng năm, tiếp sứ thần nước khác… thì tính vào công việc hàng ngày, còn các công việc lớn như lễ đăng cơ, sinh nhật hoàng đế, ngày đại hôn của hoàng đế… thì thuộc công việc trọng đại, đặc biệt. 
Thông thường, hoàng đế vào mỗi dịp mùng 5, 15 và 25 hàng tháng sẽ lên triều, nhưng vua Thuận Trị, Khang Hy vì bận quá nhiều việc nên hầu như ngày nào cũng lâm triều. Sau thời vua Hàm Phong, việc lên triều chấp chính đã bị hủy bỏ, tới thời vua Đồng Trị, Quang Tự thì hoàng thái hậu buông rèm chấp chính. Nếu trong buổi sáng không xử lý hết các tấu chương thì vua sẽ tiếp tục làm trong buổi chiều.
 Thông thường, hoàng đế vào mỗi dịp mùng 5, 15 và 25 hàng tháng sẽ lên triều, nhưng vua Thuận Trị, Khang Hy vì bận quá nhiều việc nên hầu như ngày nào cũng lâm triều. Sau thời vua Hàm Phong, việc lên triều chấp chính đã bị hủy bỏ, tới thời vua Đồng Trị, Quang Tự thì hoàng thái hậu buông rèm chấp chính. Nếu trong buổi sáng không xử lý hết các tấu chương thì vua sẽ tiếp tục làm trong buổi chiều.
Từ 11h tới 14h30: Nghỉ trưa, dùng bữa. Theo ghi chép, hoàng đế thường dùng bữa vào lúc 13h - 14h, sau đó sẽ duyệt tấu chương của quan thần các địa phương rồi học thư pháp.
Từ 11h tới 14h30: Nghỉ trưa, dùng bữa. Theo ghi chép, hoàng đế thường dùng bữa vào lúc 13h - 14h, sau đó sẽ duyệt tấu chương của quan thần các địa phương rồi học thư pháp. 
Từ 14h20 tới 17h: Đọc sách, ngâm thơ, vẽ tranh hoặc nghe nhạc, xem kịch cùng các phi tần. Hoàng thất thời Thanh coi trọng việc giáo dục hoàng tử. Ngay từ lúc 6 tuổi các hoàng tử đã bắt đầu đọc sách, hoàng đế sẽ lựa chọn những người có học thức uyên thâm để dạy cho con của mình. Các hoàng tử sẽ phải học Tứ thư ngũ kinh, Sử ký, Hán thư, ngoài ra còn phải học bắn cung, võ thuật. Ngoài công việc triều chính và đọc sách, mỗi hoàng đế đều có những trò giải trí tùy theo sở thích của mình như thả diều, chơi đàn…
 Từ 14h20 tới 17h: Đọc sách, ngâm thơ, vẽ tranh hoặc nghe nhạc, xem kịch cùng các phi tần. Hoàng thất thời Thanh coi trọng việc giáo dục hoàng tử. Ngay từ lúc 6 tuổi các hoàng tử đã bắt đầu đọc sách, hoàng đế sẽ lựa chọn những người có học thức uyên thâm để dạy cho con của mình. Các hoàng tử sẽ phải học Tứ thư ngũ kinh, Sử ký, Hán thư, ngoài ra còn phải học bắn cung, võ thuật. Ngoài công việc triều chính và đọc sách, mỗi hoàng đế đều có những trò giải trí tùy theo sở thích của mình như thả diều, chơi đàn…
Từ 17h tới 21h: Dùng điểm tâm, đọc kinh thư, và cuối cùng là nghỉ ngơi. Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa.
 
Từ 17h tới 21h: Dùng điểm tâm, đọc kinh thư, và cuối cùng là nghỉ ngơi. Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa. 

Ảnh độc: Lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam năm 1967 (2)

(Kiến Thức) - Trong năm 1967, Mỹ có nhiều hoạt động quân sự trên chiến trường Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Junction City.

Ảnh độc: Lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam năm 1967 (2)

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới