Tìm ra sự thú vị trong hệ thống sao nhị phân PDS 11

(Kiến Thức) - Hàng loạt thông tin thú vị mới được tìm thấy trong hệ thống sao nhị phân PDS 11 nhận được sự quan tâm.

Tìm ra sự thú vị trong hệ thống sao nhị phân PDS 11
Theo đó, các nhà thiên văn học Ấn Độ vừa công bố rằng họ đã phát hiện ra hệ thống sao nhị phân PDS 11 cùng những khám phá thú vị liên quan.
Tim ra su thu vi trong he thong sao nhi phan PDS 11
  Nguồn ảnh: Phys.

Trong đó, PDS 11 được biết đến là hệ thống sao nhị phân thuộc loại T Tauri, hoạt động trong các vùng không gian kề cận các đám mây như Taurus, Orion và Ophiuchus.

Nhà nghiên cứu Blesson Mathew thuộc Viện nghiên cứu Tata ở Mumbai, Ấn Độ công bố rằng sao nhị phân PDS 11 là hệ thống sao nhị phân gồm hai ngôi sao chính lần lượt có tên khoa học là PDS 11A và PDS 11B.

Cả hai ngôi sao này có hình thái giống nhau, tồn tại song hành trong cùng một hệ thống và không những thế, chúng còn có khả năng phát thải các dòng năng lượng hóa học Cali H & K và hấp thụ các dải sóng lạ TiO.

Ước tính cả hai ngôi sao này lần lượt khoảng 10 đến 15 triệu năm tuổi và cách Trái đất chúng ta lần lượt 371 đến 427 năm ánh sáng.

Phát hiện hệ sao nhị phân nóng và lớn nhất hành tinh

Các nhà thiên văn học mới phát hiện ra hệ sao khắc nghiệt nhất và kỳ lạ nhất từng biết, có khối lượng gấp 57 lần khối lượng Mặt trời.

Phát hiện hệ sao nhị phân nóng và lớn nhất hành tinh

Các nhà thiên văn học đã dùng kính viễn vọng siêu lớn của Cơ quan thiên văn Châu Âu quan sát (ESO) và thấy một hệ sao nhị phân có tên VFTS 352. Đây là một trong những hệ sao khắc nghiệt nhất và kỳ lạ nhất từng biết.

VFTS 352 gồm hai ngôi sao hình chữ O. Những ngôi sao như vậy thường có khối lượng gấp 15 đến 80 lần khối lượng Mặt trời. Không những thế, chúng có thể sáng hơn Mặt trời hàng triệu lần. Chúng nóng đến nỗi có thể tỏa ra ánh sáng màu trắng xanh rực rỡ và có nhiệt độ bề mặt trên 30.000 độ C.

Theo các nhà thiên văn, hai ngôi sao thuộc hệ VFTS 352 có quỹ đạo quay khác nhau trong khoảng 24 giờ. Chúng cách xa nhau chỉ 12 triệu km. Thực tế, các ngôi sao gần nhau đến nỗi bề mặt của chúng chồng lên nhau và hình thành nên một cây cầu ở giữa.

Phat hien he sao nhi phan nong va lon nhat hanh tinh
 Hệ sao kỳ lạ nhất mà các nhà thiên văn học từng biết đến.

Hệ sao này nằm trong thiên hà vô định hình lùn có tên Đám Mây Magellan Lớn cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng. Theo nghiên cứu, đây không chỉ là hệ sao lớn nhất từng được biết đến trong lớp tiếp xúc cặp, mà nó còn có khối lượng gấp 57 lần khối lượng Mặt trời.

Ngoài ra, nó cũng chứa các thành phần nóng nhất với nhiệt độ bề mặt trên 40.000 độ C. Những hệ sao nhị phân này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của các thiên hà và được cho là nơi sản sinh chủ yếu ra các yếu tố như oxy.

Chúng cũng có liên quan đến những cách thức kỳ lạ như một "ngôi sao ma cà rồng" - trường hợp ngôi sao nhỏ hơn sẽ hút vật chất từ bề mặt của người láng giềng lớn hơn. Tuy nhiên trong trường hợp của hệ VFTS 352, cả hai ngôi sao đều có kích thước tương tự nhau.

Do đó, không ngôi sao nào hút vật chất từ ngôi sao nào mà thay vào đó, chúng chia sẻ 30% vật chất cho nhau. Theo các nhà nghiên cứu, hệ sao VFTS 352 có thể dẫn đến một kết thúc ấn tượng, hoặc là hình thành một ngôi sao khổng lồ duy nhất hoặc là hình thành một lỗ đen nhị phân tương lai.

Phát hiện đôi sao lùn "quấn quýt" nhau trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hiện một đôi sao lùn quất quýt bên nhau trong không gian khiến giới thiên văn học thích thú.

Phát hiện đôi sao lùn "quấn quýt" nhau trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học London vừa phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ gồm một sao lùn đỏ quay quanh một sao lùn trắng với tốc độ cực nhanh chỉ trong 1,97 phút và làm cho toàn bộ hệ thống năng lượng xung quanh phát ra nhiều tia bức xạ, cực tím, sóng âm gây nhiễu loạn nhất định.
Nguồn ảnh: Zeenews.
Nguồn ảnh: Zeenews. 

Cận cảnh hệ ngôi sao đeo nhẫn vàng siêu đẹp

(Kiến Thức) - Tồn tại song đôi đã đành, mỗi sao trong hệ thống sao nhị phân này còn chọn cho mình một vành nhẫn khí bụi rực rỡ.

Cận cảnh hệ ngôi sao đeo nhẫn vàng siêu đẹp
Đây là phát hiện thiên văn đến từ các nhà nghiên cứu thiên văn thuộc Đại học Viện Niels Bohr ở Copenhagen ở Đan Mạch.

Đây là phát hiện thiên văn đến từ các nhà nghiên cứu thiên văn thuộc Đại học Viện Niels Bohr ở Copenhagen ở Đan Mạch. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới