Tiết lộ lý do "sốc" khiến Trịnh Xuân Thanh ký hợp đồng EPC 33?

(Kiến Thức) - Sở dĩ Trịnh Xuân Thanh khẩn trương ký hợp đồng xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 dù PVC chưa hội đủ năng lực vì đơn vị này khi đó nợ nần chồng chất.

Tiết lộ lý do "sốc" khiến Trịnh Xuân Thanh ký hợp đồng EPC 33?
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm trong đại án xảy ra tại PVN và PVC diễn ra chiều 8/1, Hội đồng xét xử đã tập trung làm rõ hành vi vi phạm của các bị cáo trong việc ký hợp đồng EPC 33 để xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và sử dụng sai mục đích số tiền hơn 1.115 tỷ đồng.
Trước đó, cáo trạng nêu rõ, đối với bị can Đinh La Thăng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị can Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và BQL dự án căn cứ Hợp đồng này tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng cho PVC.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
 Bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký HĐ EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng. Quyết định sử dụng 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 119.8 tỷ đồng.
Tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án trên ngày 8/1/2018, một số bị cáo trong vụ án đã tiết lộ lý do Trịnh Xuân Thanh đẩy nhanh việc ký HĐ EPC số 33 với PV Power?
Tại tòa bị cáo Phạm Tiến Đạt - nguyên kế toán trưởng PVC khai rằng, sau khi nhận chức kế toán trưởng, bị cáo đã có một báo cáo tài chính, trong đó có nội dung, các khoản công nợ phải thu của PVC là rất lớn, bị các đơn vị chiếm dụng vốn, trong khi Tổng công ty phải đi vay ngân hàng, phải trả lãi. Bị cáo có kiến nghị lãnh đạo PVC phải thu hồi công nợ và có cảnh báo về tình trạng thua lỗ.
Theo bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên phó Tổng giám đốc PVC khẳng định, thời điểm đó, PVC nợ nần lớn, phải đi vay tiền ngân hàng. PVC nợ và phải trả lãi ngân hàng nhưng lại phải để cho các đơn vị trực thuộc vay với giá ưu đãi.
"Tình hình tài chính lúc đó tương đối trầm trọng, nợ nần rất nhiều. Do đó, khi tiền tạm ứng vừa về tài khoản, ngân hàng đã xiết nợ trên tài khoản rồi" – bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến nói.
Bị cáo Tiến thừa nhận PVC đã sử dụng khoản tiền tạm ứng sai mục đích, số tiền ban đầu là hơn 1.000 tỷ đồng còn sau đó bao nhiêu, bị cáo không nắm được. Số tiến sử dụng vào dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 khoảng 200 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC thừa nhận việc hợp đồng EPC số 33 chưa đầy đủ vì chưa có hồ sơ đề xuất, chưa được duyệt phương án. Tuy nhiên, theo bị cáo, việc ký hợp đồng trên để tạo công ăn việc làm cho người lao động và Chủ tịch HĐQT cũng đã đồng ý. Ngoài ra còn ký để có tiền trả nợ ngân hàng và các mục đích khác.
Bị cáo Thuận cũng cho rằng, PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 song lúc đó tình hình tài chính của PVC khó khăn nên vẫn cứ nhận. Ngày 2/3/2011, Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh và bị cáo Thuận có giao cho Phó Tổng giám đốc ký công văn đề nghị chủ đầu tư tạm ứng. Thời điểm đó, chủ đầu tư là PVPower.
Tuy nhiên, do PVPower chưa xin được tạm ứng vốn điều lệ nên chuyển đổi hợp đồng, chuyển chủ đầu tư về cho PVN. Hợp đồng 4194 được ký lại dựa trên hợp đồng 33 nhưng cũng vẫn chưa đủ điều kiện.
Lý giải việc chi số tiền tạm ứng sai mục đích, bị cáo Vũ Đức Thuận cho rằng, do PVC rất khó khăn về tài chính nên lấy luôn tiền tạm ứng để trả gốc, lãi nợ ngân hàng. Do áp lực trả nợ tiền vay ngân hàng, khó khăn về tài chính ở thời điểm đó và mọi việc đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Vũ ĐứcThuận cũng nhận thức hành vi của mình là sai.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh vừa ra đầu thú sau 1 năm bỏ trốn và bị truy nã. Hành động này có giúp nguyên chủ tịch HĐQT PVC hưởng tình tiết giảm nhẹ?

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?
Sau một năm bỏ trốn và bị truy nã, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) – Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ra đầu thú. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ có liên quan của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đề nghị hoãn phiên tòa

(Kiến Thức) - Luật sư Nguyễn Văn Quynh có ý kiến cho rằng nên hoãn phiên xét xử Trịnh Xuân Thanh để có thời gian nghiên cứu vụ án toàn diện.

Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đề nghị hoãn phiên tòa

Theo Zing, Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên) vừa được VKSND Tối cao cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC. Ông Quynh là luật sư thứ 4 tham gia bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa dự kiến tổ chức vào tháng 1/2018.

Ngoài ông Quynh, còn 3 luật sư khác tham gia bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh gồm: Luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận hôm 8/12) và hai luật sư thuộc Văn phòng luật Nguyễn Chiến, đoàn Luật sư TP Hà Nội hôm 9/8.

7 lần rút tiền 'tinh quái” của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

(Kiến Thức) - Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đã lập khống hồ sơ 4 hạng mục công trình chiếm đoạt 13 tỷ đồng và rút làm 7 đợt để chiếm hưởng cá nhân.

7 lần rút tiền 'tinh quái” của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Viện KSND Tối cao vừa có cáo trạng quyết định truy tố ra trước TAND TP. Hà Nội xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” tại PVN và PVC. Đáng chú ý, cáo trạng truy tố bị can Trịnh Xuân Thanh cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Lương Văn Hòa, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh, Nguyễn Lý Hải, Nguyễn Thành Quỳnh và Lê Thị Anh Hoa về tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Việc tham ô tài sản của Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm xuất phát từ việc lập khống hồ sơ 4 hạng mục công trình Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1, chiếm đoạt số tiền hơn 13 tỷ đồng để chiếm hưởng cho các cá nhân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.