7 lần rút tiền 'tinh quái” của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

(Kiến Thức) - Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đã lập khống hồ sơ 4 hạng mục công trình chiếm đoạt 13 tỷ đồng và rút làm 7 đợt để chiếm hưởng cá nhân.

7 lần rút tiền 'tinh quái” của Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Viện KSND Tối cao vừa có cáo trạng quyết định truy tố ra trước TAND TP. Hà Nội xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” tại PVN và PVC. Đáng chú ý, cáo trạng truy tố bị can Trịnh Xuân Thanh cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Lương Văn Hòa, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh, Nguyễn Lý Hải, Nguyễn Thành Quỳnh và Lê Thị Anh Hoa về tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Việc tham ô tài sản của Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm xuất phát từ việc lập khống hồ sơ 4 hạng mục công trình Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và Quảng Trạch 1, chiếm đoạt số tiền hơn 13 tỷ đồng để chiếm hưởng cho các cá nhân.
Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Tuổi trẻ.
 Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Tuổi trẻ.
Lập khống hồ sơ 4 hạng mục công trình
Cáo trạng nêu, từ ngày 28/9/2011 đến ngày 23/2/2012, Lương Văn Hòa đã cùng cấp dưới gồm: Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Lý Hải; Lý Xuân Khánh hợp thức hóa hồ sơ, thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ, chuyển cho Nguyễn Anh Minh để Minh chỉ đạo các phòng ban của Tổng công ty hợp thức thủ tục phê duyệt.
Lương Văn Hòa đã câu kết với Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Thành Quỳnh thỏa luận lập, ký 4 hợp đồng khống có nội dung: Ban điều hành thuê Công ty Quỳnh Hoa thi công 3 hạng mục phụ trợ của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và 1 hạng mục phụ trợ của Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 rút tổng số hơn 13 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 4 hạng mục này có 3 hạng mục đã được đơn vị khác nhận thi công theo hợp đồng đã ký với PVC và một hạng mục dù đã được phê duyệt nhưng không tổ chức thi công vì thấy không có nhu cầu sử dụng. Thế nhưng, Lương Văn Hòa cùng Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Lý Hải và Lê Xuân Khánh và các thuộc cấp soạn thảo, ký trên các tài liệu thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán trong các bộ hồ sơ hợp thức hóa. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, dự toán các hạng mục do Lương Văn Hòa hợp thức và trình lên PVC, Nguyễn Anh Minh chỉ đạo các lãnh đạo và chuyên viên PVC ký hợp thức các văn bản, thủ tục liên quan đến thẩm định, thiết kế, thẩm định dự toán, phê duyệt dự toán. Sau đó ký các thủ tục hợp thức hóa việc thi công, nghiệm thu, hoàn công, quyết toán hạng mục và ký hợp đồng, hóa đơn khống.
7 lần rút tiền của Trịnh Xuân Thanh
Cáo trạng truy tố Trịnh Xuân Thanh cũng nêu rõ 7 lần rút và chuyển tiền với tổng số tiền 13 tỷ đồng của Thanh và đồng phạm chiếm hưởng.
Lần thứ nhất, ngày 12/7/2011, Lương Văn Hòa chỉ đạo Nguyễn Đức Hưng, kế toán trưởng lấy 2 tỷ đồng từ quỹ của Ban điều hành. Sau đó, Nguyễn Đức Hưng đổi 30.000 USD và đưa cho Lương Văn Hòa 30.000 USD và 1,4 tỷ đồng để Hòa trực tiếp đưa cho Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Anh Minh nhận số tiền này và sử dụng cá nhân.
Lần thứ 2, ngày 1/8/2011, Lương Văn Hòa ký giấy rút tiền để Nguyễn Thị Hường (nhân viên Phòng kế toán) rút 1,5 tỷ đồng sau đó nộp vào tài khoản của Trần Thị Thu Hà (văn phòng PVC). Sau khi nhận tiền, Bùi Mạnh Hiển, Vũ Đức Thuận, Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Anh Minh đã sử dụng 1,1 tỷ đồng, còn lại 400.000.000 đồng Bùi Mạnh Hiển đổi thành 20.000 USD đưa cho Vũ Đức Thuận, nhưng Thuận không thừa nhận đã nhận số tiền trên.
Lần thứ 3, ngày 1/9/2011, Lương Văn Hòa chỉ đạo Nguyễn Đức Hưng lấy từ tiền quỹ của Ban Điều hành 200 triệu đồng nộp vào tài khoản Trần Thị Thu Hà, số tiền này sau được Bùi Mạnh Hiển chuyển cho Vũ Đức Thuận sử dụng.
Lần thứ 4, ngày 28/9/2011, Lương Xuân Hòa chỉ đạo Nguyễn Đức Hưng chuyển 1,78 tỷ đồng vào tài khoản Công ty Quỳnh Hoa. Sau đó, Công ty Quỳnh Hoa giữ lại 268.515.620 đồng (15%) và chuyển vào tài khoản cá nhân Hòa hơn 1,5 tỷ đồng. Hòa bù vào quỹ của Ban điều hành 516 triệu đồng, chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản Trần Thị Thu Hà. Sau khi nhận tiền Bùi Mạnh Hiển; Vũ Đức Thuận; Trịnh Xuân Thanh sử dụng 400 triệu đồng, còn lại Vũ Đức Thuận sử dụng riêng 600 triệu đồng.
Lần thứ 5, ngày 14/10/2011, Nguyễn Đức Hưng chuyển 1,38 tỷ đồng vào tài khoản Công ty Quỳnh Hoa, Công ty Quỳnh Hoa giữ lại 207,9 triệu đồng, số tiền còn lại chuyển vào tài khoản Lương Văn Hòa. Hòa chỉ đạo nhân viên chuyển số tiền 630 triệu đồng vào tài khoản Lương Thị Khánh Hà (thủ quỹ PVC) để Nguyễn Văn Minh sử dụng. Số tiền 548 triệu đồng Hòa bù vào quỹ Ban điều hành.
Lần thứ 6, ngày 6/1/2012, theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh đã gọi điện thoại yêu cầu Lương Văn Hòa chuẩn bị 5 tỷ đồng để Trịnh Xuân Thanh sử dụng cá nhân trong dịp Tết nguyên đán 2012. Lương Văn Hòa đã chỉ đạo nhân viên chuyển 6,5 tỷ vào tài khoản Công ty Quỳnh Hoa, rồi đơn vị này chuyển lại vào tài khoản Hòa 5,5 tỷ đồng. Sau đó, Hà giữa lại 540 triệu đồng bù vào quỹ, đưa 5 tỷ đồng cho Nguyễn Văn Kế (lái xe của Nguyễn Anh Minh). Kế giữ lại 1 tỷ đồng để Nguyễn Anh Minh sử dụng, còn 4 tỷ đồng đưa cho lái xe của Trịnh Xuân Thanh.
Lần thứ 7, ngày 23/2/2012, Nguyễn Đức Hưng chuyển 3,37 tỷ đồng vào tài khoản Công ty Quỳnh Hoa. Sau khi nhận tiền, Công ty Quỳnh Hoa giữ lại 506 triệu đồng, gửi lại cho Hòa 2,87 tỷ đồng. Lương Văn Hòa đã giữ lại sử dụng cá nhân 757 triệu đồng, còn lại đưa vào quỹ Ban điều hành.
Tài sản của Trịnh Xuân Thanh bị kê biên, phong tỏa thế nào?
Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã kê biên một căn biệt thự tại Hà Nội, căn hộ số 15F05, The Costa 32,34 Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa, xe ô tô Mazda CX5 và giao cho Trịnh Hùng Cường, con trai Trịnh Xuân Thanh bảo quản.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra, rà soát, phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ chồng Trịnh Xuân Thanh, Trần Dương Nga cùng 2 con trai; Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã rà soát, phong tỏa chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và Trần Dương Nga không cho chuyển nhượng khi chưa có yêu cầu của cơ quan điều tra.

Nhìn lại hành trình vướng vòng lao lý của ông Trịnh Xuân Thanh

(Kiến Thức) - Nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam sau khi xin nghỉ phép để chữa bệnh đã bỏ trốn ra nước ngoài suốt gần một năm qua.

Nhìn lại hành trình vướng vòng lao lý của ông Trịnh Xuân Thanh
Ngày 31/7, thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú được dư luận quan tâm. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Ngày 31/7, thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú được dư luận quan tâm. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Tròn một năm, tính từ cuối tháng 7/2016, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) xin nghỉ phép để chữa bệnh rồi bỏ trốn ra nước ngoài. Ảnh: Dân Việt.
Tròn một năm, tính từ cuối tháng 7/2016, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) xin nghỉ phép để chữa bệnh rồi bỏ trốn ra nước ngoài. Ảnh: Dân Việt.

Bắt được Trịnh Xuân Thanh, người dân có thêm niềm tin!

Việc đối tượng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chứng tỏ pháp luật của Việt Nam tuy vô cùng nghiêm minh, nhưng trong đó cũng có cả sự khoan hồng.

Bắt được Trịnh Xuân Thanh, người dân có thêm niềm tin!
Ngoài ra, theo ông Vũ Quốc Hùng, việc bắt được Trịnh Xuân Thanh cũng đã tạo niềm tin cho người dân vào những tuyên bố trước đó của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Chân dung các “sếp” vướng lao lý cùng Trịnh Xuân Thanh

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Vụ án hình sự liên quan đến vị này và hàng loạt "sếp" sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ thêm.

Chân dung các “sếp” vướng lao lý cùng Trịnh Xuân Thanh
Chan dung cac “sep” vuong lao ly cung Trinh Xuan Thanh
Những ngày qua, thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Vietnamnet.
Chan dung cac “sep” vuong lao ly cung Trinh Xuan Thanh-Hinh-2
 Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tài liệu điều tra, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).  Liên quan đến vụ án hình sự của bị can này, nhiều "sếp" lớn cũng vướng lao lý. 
Chan dung cac “sep” vuong lao ly cung Trinh Xuan Thanh-Hinh-3
Một trong hai nhân vật mới nhất bị khởi tố liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh tại PVC là Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó tổng giám đốc PVC. Ảnh: Lao động.
Chan dung cac “sep” vuong lao ly cung Trinh Xuan Thanh-Hinh-4
Ông Nguyễn Mạnh Tiến sinh năm 1966, từng là thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cử nhân Tài chính - kế toán, từng giữ chức Phó tổng giám đốc PVC đến tháng 9/2011, sau đó được điều chuyển lên làm Phó ban Tài chính kế toán Tập đoàn Dầu khí. Tháng 8/2015, ông Tiến được bổ nhiệm trở lại làm Phó tổng giám đốc PVC cho đến khi bị khởi tố.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.