Tiết lộ cách thú vị thu thập dữ liệu độ sáng Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hầu hết các nghiên cứu trước đây ước tính độ sáng của Mặt trăng bằng kính viễn vọng nằm trên Trái đất. Đó là vị trí bất tiện cho các phép đo như vậy, vì bầu khí quyển của Trái đất cản trở một số bước sóng ánh sáng bị hấp thụ trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta.

Tiết lộ cách thú vị thu thập dữ liệu độ sáng Mặt trăng

Về lý thuyết, các nhà nghiên cứu có thể phóng máy dò vào không gian để thu thập dữ liệu sắc nét hơn, nhưng các nhà khoa học không thể dễ dàng chế tạo, điều khiển các thiết bị đó.

Vì vậy, các nhà khoa học sử dụng máy bay ER-2 của NASA, có thể bay khoảng 13 dặm (21 km) trên mực nước biển mang theo kính viễn vọng, cho phép kính viễn vọng đó có thể quan sát được trên 95% bầu khí quyển.

Nhiệm vụ này gọi là nhiệm vụ chiếu xạ quang phổ trên không (LUSI), thực hiện trên một số chuyến bay từ Trung tâm nghiên cứu chuyến bay Armstrong của NASA ở California.

Trên máy bay này mang theo khoảng 500 lbs (225 kg) thiết bị, bao gồm kính viễn vọng để thu thập ánh sáng Mặt trăng, máy ảnh để tìm Mặt trăng và nguồn sáng LED để hiệu chỉnh hệ thống khi máy bay đến đúng độ cao.

Tiet lo cach thu vi thu thap du lieu do sang Mat trang
Nguồn ảnh: Space. 

"Dữ liệu về Mặt trăng chúng tôi thu thập được trông rất chi tiết," John Woodward, nhà vật lý của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) cho biết trong một tuyên bố.

"Toàn bộ đội đã thực hiện một công việc tuyệt vời để đưa công cụ này bay lên và nhóm ER-2 tại Armstrong đã là một đối tác tuyệt vời”.

Như với tất cả các thí nghiệm khoa học, kết quả thu được sẽ cần phải được xác minh với nhiều quan sát hơn, nhà vật lý học NIST Stephen Maxwell cho biết trong cùng một tuyên bố.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

"Lộ" bí mật bi thảm sau chuyến bay lên Mặt Trăng 50 năm trước

Người phụ trách điều khiển chặng bay của tàu Apollo 11, con tàu đưa nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, mới đây đã tiết lộ những bí mật đằng sau chuyến bay lịch sử trên sau gần nửa thế kỷ.

"Lộ" bí mật bi thảm sau chuyến bay lên Mặt Trăng 50 năm trước

Đủ thứ "quái đản" con người vứt lại trên Mặt Trăng

Các phi hành gia bỏ lại đủ thứ từ túi nôn cho tới máy ảnh trong 6 nhiệm vụ chinh phục Mặt Trăng từ năm 1969 tới 1972.
 

Đủ thứ "quái đản" con người vứt lại trên Mặt Trăng
Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin trải qua 21 giờ và 36 phút chớp nhoáng trên Mặt Trăng với chuyến đi lịch sử Apollo 11, nhưng 5 lần hạ cánh sau đó đều kéo dài đến ba ngày mỗi lần.

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực

(Kiến Thức) - Video mới của NASA cho thấy, một vụ nổ siêu tân tinh biến đổi và thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian 13 năm.
 

Kỳ thú siêu tân tinh có hệ thống sóng xung kích đảo cực
Đối tượng được nghiên cứu là Cassiopeia A hoặc Cas A, có khả năng được tạo ra sau vụ nổ sao năm 1680. Dữ liệu mới từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA cho thấy, ngay cả một vụ nổ cũ cũng có thể thay đổi theo những cách tinh tế trong suốt cuộc đời của các siêu tân tinh.
Nếu xem kỹ bức ảnh, bạn có thể thấy sóng xung kích màu xanh lam dội lại trong không gian trong dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2013. Sóng xung kích tạo ra phát xạ tia X và tăng tốc các hạt lên tốc độ cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới