Tiêm phòng sởi bổ sung cho trẻ từ ngày 3/3

(Kiến Thức) - Từ ngày 3/3 các mẹ chưa cho con đi tiêm phòng sởi hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi phòng sởi, có thể đưa con tới các trung tâm y tế hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ để tiêm bổ sung.

Tiêm phòng sởi bổ sung cho trẻ từ ngày 3/3
Theo kế hoạch của Bộ Y tế, trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ sẽ được tiêm vắc xin phòng sởi trong đợt này. Thời gian tiêm từ tháng 2- 4/2014 tùy từng địa phương. Đợt tiêm phòng sởi lần này được tổ chức song song với việc tiêm chủng thường xuyên của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tại Hà Nội cũng sẽ tổ chức tiêm vắc xin sởi thành 2 đợt, đợt đầu từ ngày 3/3-10/3 và tiêm vét đợt 2 từ ngày 3/4-10/4.
Việc tiêm chủng phòng sởi và tiêm vét vắc xin sởi có thể tổ chức tiêm cùng với buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc vào ngày khác tùy từng địa phương. Tại các vùng dịch sởi bùng phát mạnh như Yên Bái và Sơn La, đối tượng tiêm phòng sởi được thực hiện với các trẻ đến 15 tuổi.
Các mẹ nên chủ động theo dõi và đưa con đi tiêm phòng sởi theo lịch tiêm chủng của địa phương. Ngoài ra tùy điều kiện cũng có thể đưa con đi tiêm dịch vụ ở những điểm tiêm chủng uy tín.
 Các mẹ nên chủ động theo dõi và đưa con đi tiêm phòng sởi theo lịch tiêm chủng của địa phương. Ngoài ra tùy điều kiện cũng có thể đưa con đi tiêm dịch vụ ở những điểm tiêm chủng uy tín.
Theo Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: “Hiện tại ngành y tế đáng gắng hết sức để khống chế, dập dịch sởi một cách nhanh nhất. Tuy nhiên để việc này đạt hiệu quả cao nhất cần sự phối hợp tốt của người dân. Các bậc cha mẹ nên chủ động theo dõi lịch tiêm chủng của địa phương hoặc chủ động đưa con đi tiêm phòng vắc-xin sởi đầy đủ, đặc biệt là với những trẻ trên 9 tháng tuổi chưa tiêm phòng sởi, hoặc chưa tiêm mũi 2 vắc xin sởi theo quy định".
Vắc xin sởi là an toàn, việc tiêm phòng sởi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn của bé. Các bà mẹ có thể đưa con tới các điểm tiêm chủng mở rộng tại xã phường, quận huyện nơi thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm phòng sởi cho bé.
Ngoài ra các mẹ ở Hà Nội cũng có thể đưa trẻ đi tiêm tại các điểm tiêm chủng uy tín như Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng tại 131 Lò Đúc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương số 1 Yecxanh, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế… và một số địa chỉ tiêm chủng dịch vụ uy tín khác để tiêm phòng cho trẻ”.
Hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đang sử dụng vắc xin sởi của Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế của Việt Nam sản xuất. 
Vắc xin sởi do Việt Nam sản xuất.
 Vắc xin sởi do Việt Nam sản xuất.
Đây là vắc xin sởi sống giảm độc lực, được sản xuất trên tế bào phôi gà tiên phát. Vắc xin chống chỉ định cho người có mẫn cảm với thành phần của vắc xin, phụ nữ có thai, người bị nhiễm trùng cấp tính, bệnh lao tiến triển, suy giảm miễn dịch. 
Vắc xin là an toàn và hiệu qủa. Phản ứng phụ là đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, một số trẻ có thể có sốt, nổi ban, sổ mũi, và tự khỏi sau 1-2 ngày. Rất hiếm gặp co giật, viêm não, giảm tiểu cầu (tỷ lệ <1/ triệu).
Tuy việc tiêm chủng phòng sởi ngay lập tức cho những trẻ chưa tiếp, hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là cần thiết, nhưng các bố mẹ khi đưa trẻ đi tiêm phòng vẫn cần chú ý các bước trong quy trình tiêm chủng theo các bước theo quy định.
Các mẹ nên kiểm tra kĩ vắc xin tiêm cho con và đặc biệt phải đưa con tới những điểm tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ uy tín để tiêm.
Sau khi tiêm phòng sởi, con có thể có phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đỏ, nổi mụn nước. Trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu.
Ngoài ra nếu con bạn đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, trẻ đang bị ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid …nhưng chưa tiêm phòng sởi cần hoãn tiêm thuốc ngừa bệnh sởi. Nếu muốn đưa con đi tiêm thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu khuyến cáo: "Để phòng bệnh sởi một cách hiệu quả cha mẹ nên cho con đi tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm phòng theo quy định: Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi; mũi 2 để nhắc lại khi trẻ được 18 tháng.                                                                                                                 Những trường hợp khác đã lỡ kỳ tiêm thì nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn. Với trẻ dưới 9 tháng, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đa phần các bé vẫn còn miễn dịch từ mẹ truyền cho, lúc này nếu tiêm cũng không hiệu quả. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắcxin theo lịch thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Dịch sởi bùng phát: hệ quả từ nỗi ám ảnh vắc-xin?

(Kiến Thức) - Bùng phát dịch sởi tại nhiều địa phương có thể coi là hệ quả của việc các bậc cha mẹ dùng dằng không cho con đi tiêm chủng khi liên tiếp có các ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem và viêm gan B.

Dịch sởi bùng phát: hệ quả từ nỗi ám ảnh vắc-xin?
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất: chính những tai biến liên tiếp sau khi tiêm vắc xin, những hoang mang, nghi ngờ, những câu hỏi về chất lượng vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, nguyên nhân cái chết của các cháu bé sau khi tiêm vắc xin đã trở thành nỗi ám ảnh tâm lý cho nhiều bà mẹ. Họ hoang mang, sợ hãi và mất niềm tin vào việc tiêm phòng cũng như chất lượng vắc xin, chất lượng tiêm chủng.
Nhiều chuyên gia tâm lý khác cũng đồng tình rằng thực tế hiện nay tiêm chủng đang trở thành nỗi ám ảnh tâm lý quá lớn của các bà mẹ. Chính những ám ảnh tâm lý, nỗi sợ hãi không giải tỏa được mới dẫn tới tình trạng trẻ được tiêm phòng bệnh giảm. Nhiều bà không đưa con đi tiêm chủng phòng bệnh dẫn tới có dịch bệnh con bị phát bệnh, lây bệnh một cách dễ dàng. 
Chính những ám ảnh tâm lý của các bậc cha mẹ lại đang hại con trẻ với cơ thể không được bảo vệ trước các loại dịch bệnh có thể phòng tránh được.
Dịch sởi đang bùng phát ở nhiều địa phương.
 Dịch sởi đang bùng phát ở nhiều địa phương.

Dịch sởi dẹp chưa xong, thủy đậu có nguy cơ bùng phát

(Kiến Thức) - Trong khi dịch sởi vẫn đang diễn biến phức tạp thì thời gian gần đây số bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu ngày càng ra tăng, có nguy cơ hình thành dịch.

Dịch sởi dẹp chưa xong, thủy đậu có nguy cơ bùng phát

Tôm sú sốt chua ngọt

(Kiến Thức) - Món tôm sú sốt chua ngọt nhanh gọn đơn giản nhưng rất ngon miệng.

Tôm sú sốt chua ngọt

Nguyên liệu:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Học cách hài lòng về cuộc sống, bạn không cần tìm đến sự “khen ngợi” của những người xung quanh mới cảm thấy gia đình mình có nhiều thành tựu. Ngược lại, ông bà chăm cháu nói những điều này còn dễ tan cửa nát nhà.
Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.