Phương pháp sinh con dưới nước, sự lựa chọn cho mẹ và bé

Sinh con dưới nước có thể mang lại trải nghiệm sinh nở tuyệt vời, nhưng liệu nó có an toàn không?

Sinh dưới nước là cụm từ mô tả quá trình sinh con được bao quanh bởi nước. Mặc dù không có những ghi chép lịch sử về việc sinh con dưới nước nhưng phương pháp này đã được hình thành trong các nền văn hóa phương Tây.
Lợi ích của việc sinh dưới nước
Sinh dưới nước mang lại nhiều lợi ích tiềm năng so với sinh truyền thống.
Tiến sĩ Tiffany L. Stensvad- chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản, y tá hộ sinh và các bác sĩ thực hành điều dưỡng đã cho biết rằng, “Sinh con dưới nước là một lựa chọn tuyệt vời để quản lý và kiểm soát cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Tiến sĩ Stensvad cho biết: Mọi người đều trải qua cơn đau một cách khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy việc sinh con dưới nước tạo nên sự khác biệt.
Phuong phap sinh con duoi nuoc, su lua chon cho me va be
 

Lợi ích sinh con dưới nước

Ít đau đớn: Nếu bạn đã từng ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm bớt cơn đau bụng kinh, bạn sẽ biết nó có thể giúp thư giãn như thế nào. Hơi ấm êm dịu từ nước có thể làm giảm nhận thức về các cơn co thắt đau đớn.
Chuyển động dễ dàng hơn: Do sức nổi của nước nên người mẹ chuyển dạ sẽ di chuyển dễ dàng hơn so với cách sinh truyền thống. Điều này có thể giúp kiểm soát cơn đau và vị trí của em bé.
Quá trình sinh diễn ra nhanh hơn: Các báo cáo mô tả các bà mẹ sinh con trong vòng một hoặc hai giờ sau khi ngâm mình xuống vùng nước ấm, điều này xảy ra có thể là do họ được thư giãn và định vị tốt hơn.
Cảm giác hạnh phúc: Các bà mẹ cho biết trải nghiệm sinh nở ít lo lắng hơn và có cảm giác được tiếp thêm nhiều sức mạnh dưới nước.
Ít rách tầng sinh môn hơn: Nước có thể giúp vùng đáy chậu của bà mẹ giãn ra nhẹ nhàng và có thể làm giảm tình trạng rách.
Sự liên kết: Sau khi sinh con dưới nước, việc tiếp xúc da kề da diễn ra một cách tự nhiên, giúp mẹ và bé gắn kết hơn.
Ít can thiệp y tế hơn: Sinh dưới nước dẫn đến ít gây tê ngoài màng cứng, giảm việc sử dụng oxytocin tổng hợp, dụng cụ chân không hoặc kẹp và giảm tỉ lệ sinh mổ.
Rủi ro khi sinh dưới nước
Sinh con là một quá trình phức tạp và các vấn đề có thể phát sinh do nhiều yếu tố. Nhìn chung, các nghiên cứu không tìm thấy tỷ lệ xảy ra các biến chứng khi sinh dưới nước so với sinh sản truyền thống. Tuy nhiên, một số rủi ro vẫn có thể xảy ra, bao gồm:
Rách dây rốn: Em bé có thể bị vướng vào dây rốn khi được sinh ra trong một vũng nước. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rách dây rốn cao hơn khi sinh dưới nước, có thể là do em bé được kéo ra khỏi nước quá nhanh mà không kiểm tra xem dây rốn có bị rối hay không.
Sự nhiễm trùng: Đã có một số báo cáo về tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng sau khi sinh dưới nước, thường là do thiết bị không được vệ sinh đúng cách hoặc nếu nguồn nước bị ô nhiễm. Tiến sĩ Stensvad cho biết: “Nhiễm trùng là một nguy cơ nếu không tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh, nhưng nếu tuân thủ chúng thì sẽ không có nguy cơ nhiễm trùng gia tăng”.
Em bé bị mất nhiệt sau sinh: Em bé có thể bị lạnh sau khi sinh nếu nhiệt độ nước không được theo dõi thích hợp. Nếu nước quá nóng khi chuyển dạ, nó có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể người mẹ và khiến nhịp tim của trẻ tăng lên.
Nguy cơ đuối nước: Ít có khả năng bé sẽ cố gắng thở trước khi mặt bé nhô lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp trẻ hít phải nước khi sinh dưới nước.
Thay đổi hệ vi sinh vật: Một nghiên cứu cho thấy những thay đổi về vi khuẩn trong miệng và tai của trẻ sau khi được sinh ra trong nước. Sinh con dưới nước có thể cản trở hệ vi sinh vật khỏe mạnh.

Bà bầu ăn nhiều 5 loại trái cây này, con sinh ra mắt to tròn

Việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai. Đặc biệt, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm cả màu da và trí thông minh.

Bà bầu ăn nhiều 5 loại trái cây này, con sinh ra mắt to tròn

Quả bơ

Biện pháp ngừa say nắng hiệu quả cho phụ nữ mang thai

Để giữ an toàn cho bản thân và thai nhi trong những ngày nắng nóng, phụ nữ mang thai nhất định phải ghi nhớ những điều sau.

Biện pháp ngừa say nắng hiệu quả cho phụ nữ mang thai
Nhiệt độ quá cao gây nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhưng những người mang thai có nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe cao hơn. Khi mang thai, bạn có nhiều khả năng bị kiệt sức vì nóng hoặc say nắng vì cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để hạ nhiệt cho cả cơ thể và thai nhi.

Vô sinh suốt 5 năm, mang thai thành công nhờ làm việc này

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang kèm theo polyp nội mạc tử cung, cô Trương không thể mang thai suốt 5 năm, cuối cùng phải điều trị kép mới có thể thụ tinh nhân tạo thành công.

Vô sinh suốt 5 năm, mang thai thành công nhờ làm việc này
Từ khi lập gia đình, cô Trương, 36 tuổi, không thể thụ thai suôn sẻ suốt 5 năm và gặp rắc rối trong thời gian dài với chứng kinh nguyệt không đều, kỳ kinh dài nhất là hơn 4 tháng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.