Bà bầu ăn nhiều 5 loại trái cây này, con sinh ra mắt to tròn

Việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai. Đặc biệt, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm cả màu da và trí thông minh.

Bà bầu ăn nhiều 5 loại trái cây này, con sinh ra mắt to tròn

Quả bơ

Ba bau an nhieu 5 loai trai cay nay, con sinh ra mat to tron

Được mệnh danh là “thần dược” hỗ trợ cải thiện làn da, đôi mắt của bé ngay từ trong bụng mẹ, quả bơ đã được rất nhiều chị em phụ nữ tích cực bổ sung trong suốt thai kỳ. Hiệu quả này có được nhờ trong quả bơ có chứa lượng lớn vitamin E, vitamin C… giúp hỗ trợ kích thích sản xuất collagen hiệu quả.

Bà bầu có thể sử dụng bơ để ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc làm salad rau củ bổ sung vào bữa ăn của mình. Đặc biệt, hiệu quả của bơ sẽ được phát huy tốt nhất khi mẹ bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà bé con chuẩn bị chào đời.

Cà chua bi

Ba bau an nhieu 5 loai trai cay nay, con sinh ra mat to tron-Hinh-2

Hàm lượng Vitamin A trong cà chua bi khiến loại cây này là một trong những loại rau củ tốt nhất. Ngoài ra, cà chua bi còn giàu vitamin C và vitamin P, có thể loại bỏ các gốc tự do, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, do đó có thể bảo vệ các tế bào deoxy ribonucleic acid, tránh đột biến gen, đóng một vai trò bảo trì rất tốt cho mắt của em bé. Nói chung, cà chua bi có tác dụng bảo vệ mắt thai nhi.

Quả táo

Ba bau an nhieu 5 loai trai cay nay, con sinh ra mat to tron-Hinh-3

Đây là một loại quả được mệnh danh là vua của các loài trái cây và có tiếng cải thiện thị lực cho người thường xuyên ăn nó. Tái giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi và các chất dinh dưỡng khác có vai trò quan trọng đối với thị lực. Mẹ bầu ăn nhiều táo khi mang thai không chỉ giúp phát triển thị giác của thai nhi mà còn tăng khả năng nhìn ban đêm của bé.

Nho

Nho là một trong loại hoa quả có thể giúp cả mẹ lẫn bé đẹp da, khỏe mạnh. Nho có chứa hàm lượng lên đến 85%, thế nên rất hữu ích nếu mẹ muốn giải nhiệt, làm mát cơ thể. Không những vậy, trong nho còn chứa một lượng lớn thành phần Alpha Hydroxy Acid (AHA) tự nhiên, vốn là dưỡng chất thường được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm kem chăm sóc da, có khả năng làm sáng màu da. Vì thế, đây sẽ là loại thực phẩm mẹ sẽ muốn bổ sung thường xuyên nếu muốn con có làn da trắng trẻo, mịn màng. Ngoài ra, nho cũng có một số công dụng khác như ngăn ngừa táo bón, chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe của mẹ trong thai kỳ.

Đào

Ba bau an nhieu 5 loai trai cay nay, con sinh ra mat to tron-Hinh-4

Không chỉ chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C, quả đào còn chứa lượng sắt lớn giúp phòng ngừa nguy cơ bị phù nề trong thai kỳ. Chất sắt trong đào cũng giúp thúc đấy quá trình hấp thụ tinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi. Các loại vitamin trong trái cây này còn có lợi cho làn da của mẹ và em bé trong bụng.

Lưu ý các mẹ khi ăn đào nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi thưởng thức để được an toàn nhất.

"Cân" từng milimet nhan sắc ba bà bầu gợi cảm nhất showbiz Việt hiện giờ

Loạt bà bầu Phạm Quỳnh Anh, Phanh Lee, Karen Nguyễn vẫn giữ được nhan sắc rạng rỡ.

"Cân" từng milimet nhan sắc ba bà bầu gợi cảm nhất showbiz Việt hiện giờ
Phạm Quỳnh Anh là một trong những bà bầu gợi cảm nhất showbiz Việt hiện giờ.
 Phạm Quỳnh Anh là một trong những bà bầu gợi cảm nhất showbiz Việt hiện giờ.

Lý do bà bầu nên thường xuyên ăn bí đỏ?

Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nên bà bầu hãy chú ý ăn thường xuyên nhé.

Lý do bà bầu nên thường xuyên ăn bí đỏ?

Hỗ trợ làm giảm chứng phù nề

Bí đỏ giúp giảm chứng phù nề. Nguồn ảnh: Internet

Nhờ có vị ngọt, tính hàn và nhiều nước nên quả bí ngô được đánh giá là thực phẩm giúp các mẹ bầu lợi tiểu, giải nhiệt, chống khát và thải độc rất tốt, đặc biệt là khi mang thai vào mùa hè.

Ngoài quả bí ngô, hạt bí ngô cũng có công dụng làm giảm chứng phù nề hiệu quả bằng cách lấy nhân hạt bí (mẹ bầu nhớ lưu ý giữ lại màng xanh ngoài hạt) nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha nước này uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng trong khoảng 3 ngày liên tục.

Bà bầu ăn bí ngô rất có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai. Do đó, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc muốn điều hòa chỉ số đường huyết thì hãy tìm đến bí ngô nhé.

Cung cấp vitamin A

Đáp ứng nhu cầu vitamin A cho người mẹ trong khi mang thai, bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển thị giác và não bộ của thai nhi.

Ngăn ngừa tiêu chảy

Chàm và bị tiêu chảy là hai trong số những tình trạng phổ biến khi mang thai. Để ngăn ngừa, bạn có thể cân nhắc thêm bí ngô vào thực đơn dinh dưỡng nhằm loại bỏ giun đang ẩn nấp trong khu vực lá lách, ruột, từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng dạ dày.

Lưu ý khi ăn bí đỏ

Do hàm lượng chất xơ trong bí đỏ cao, nên nếu ăn nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Do đó bạn chỉ nên ăn bí đỏ 2 lần/ tuần.

Không ăn bí đỏ quá già, bí đỏ càng già càng có hàm lượng đường cao và các chất dinh dưỡng trong bí đỏ đã bị biến chất.

Không bảo quản bí đỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Bí đỏ đã chế biến không cất trong tủ lạnh, nên chế biến lượng vừa đủ và ăn hết trong bữa.

Bí quyết giúp con phát triển chiều cao tối đa ngay từ trong bụng mẹ

Trẻ có khả năng tăng chiều cao từ trong bụng mẹ rất tốt. Từ tháng thứ 4 trở đi, xương thai nhi hình thành và phát triển nhanh, mỗi tháng có thể tăng 5cm.

Bí quyết giúp con phát triển chiều cao tối đa ngay từ trong bụng mẹ

Nhiều nghiên cứu cho rằng tình trạng dinh dưỡng của mẹ không chỉ quan trọng cho sự phát triển thai nhi mà còn ảnh hưởng tới chiều cao sau này. Mẹ thiếu dinh dưỡng con sinh ra nhẹ cân, chiều dài thấp, dễ ốm bệnh... Mẹ tăng cân quá nhiều dễ có nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật, đái tháo đường, dễ sanh mổ, sinh non…

1. Ăn uống khoa học

- “Ăn cho 2 người” phải hiểu cho đúng, không phải là “ăn gấp đôi” mà cần ăn khoa học và cân bằng, tránh tăng cân quá ít hoặc quá nhiều. Mức tăng trung bình là 10-12kg trong thai kỳ.

- Ăn uống lúc này vừa quan trọng cho trí não vừa quan trọng cho thể chất (chiều cao, cân nặng).

- Lượng ăn phụ thuộc cân nặng trước khi mang thai, tuổi của mẹ và tốc độ tăng cân.

- 3 tháng đầu thai kỳ ăn uống bình thường, tăng lượng ăn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

2. Ăn uống đa dạng

- Ăn đủ và đa dạng các thực phẩm thuộc các nhóm chất thiết yếu: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

+ Tinh bột (cơm, bún, phở, bánh mì…) chiếm khoảng 30% tổng lượng ăn, ngày 3-4 bát cơm đầy (hoặc các tinh bột khác tương đương).

+ Chất đạm khoảng 20%, tương đương 60 – 100g/ngày theo từng giai đoạn. Đạm có nhiều trong cá, tôm, cua, trứng, thịt, sữa và sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt… mấy loại này cũng chứa nhiều sắt và chất béo tốt. Không nên ăn thịt, cá, trứng sống hoặc tái, nên ăn đồ đã nấu chín…

+ Chất béo khoảng 20% tổng lượng ăn. Ngày 60-70g (khoảng 6-8 thìa dầu mỡ). Có thể lấy cả trong các loại thức ăn như cá, thịt, các loại hạt…

+ Nhớ ăn nhiều rau xanh và trái cây (khoảng 30% khẩu phần ăn) để cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ…

3. Những lưu ý quan trọng:

- Thai phụ không bỏ bữa sáng, ăn đủ các bữa chính và thêm các bữa phụ (chia nhỏ bữa ăn). Khi ăn cảm thấy no, bạn nên dừng.

* Canxi: Canxi cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần từ 1.000 – 1200mg canxi/ngày. Cách tốt nhất là lấy canxi từ thức ăn. Tôm, cua, cá, thuỷ hải sản, trứng, đậu phụ, ngũ cốc, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai… nhiều canxi. Nếu ăn uống kém có thể bổ sung canxi theo chỉ dẫn bác sĩ sản khoa.

* Vitamin D: Vitamin D (và vitamin K2) cần thiết cho sự hấp thụ và chuyển hoá canxi, ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin D rất quan trọng cho cả mẹ và con nhưng thường dễ bị bỏ qua vì đa phần chú ý canxi hơn.

- Với mẹ: Củng cố hệ xương, tăng cường miễn dịch để mẹ đỡ ốm bệnh khi mang thai. Giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật (một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu), đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm sau sinh...

- Với con: Giúp xương thai nhi phát triển, có cân nặng, chiều dài tốt khi sinh. Giảm nguy cơ còi xương, gãy xương ở trẻ sơ sinh. Người ta còn thấy mẹ bổ sung đủ vitamin D trong thai kỳ làm tăng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp, khò khè của trẻ khi chào đời… Nhu cầu vitamin D cần cho phụ nữ mang thai ít nhất là 600-800 IU/ngày, nhiều nơi khuyên 1000-2000 IU/ngày.

Không có vitamin D, canxi không hấp thu được, đã ăn uống giàu canxi, bạn nên bổ sung thêm vitamin D. Trên thị trường ít vitamin D riêng cho người lớn, bạn có thể dùng loại xịt khá tiện lợi.

- Luôn nhớ uống đủ nước.

- Cần tránh các chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn nhanh, đồ quá nhiều đường, muối… Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

BS Trương Hữu Khanh (Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.