Tỉ lệ sốc phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca trong ngưỡng an toàn

GS Đặng Đức Anh cho biết, tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm vắc xin AstraZeneca tại Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn.

Tỉ lệ sốc phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca trong ngưỡng an toàn

Từ ngày 8/3 đến nay, Việt Nam đã tiêm phòng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca cho 11.605 người tại 12 tỉnh. Trong đó ghi nhận 14 trường hợp sốc phản vệ độ 2-3 sau tiêm, trường hợp mới nhất được công bố sáng nay (15/3) bị sốc phản vệ độ 3.

VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng xung quanh kế hoạch tiêm chủng cũng như độ an toàn của vắc xin AstraZeneca đang tiêm tại Việt Nam.

- Việt Nam mới ghi nhận một trường hợp bị sốc phản vệ độ 3 sau tiêm vắc xin AstraZeneca, trường hợp này có bệnh lý nền gì đặc biệt không, thưa ông?

Tất cả người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đều được khám, khai thác kỹ tiền sử bệnh tật. 

Trường hợp này đã được thăm khám và hỏi thông tin tiền sử bệnh tật trước khi tiêm nhưng hiện chưa có thông tin cụ thể về bệnh lý nền.

Chúng tôi đang đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi, đánh giá và họp hội đồng để kết luận nguyên nhân cụ thể hơn.

Ti le soc phan ve sau tiem vac xin AstraZeneca trong nguong an toan

GS Đặng Đức Anh. Ảnh: Thúy Hạnh

- Sau 1 tuần tiêm đầu tiên, 26% người tiêm có phản ứng thông thường, 0,7% có phản ứng nặng. So với các nước, tỉ lệ phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam có cao hơn không?

Việt Nam vẫn đang theo dõi số liệu từ các nước tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trên thế giới. Mỗi loại vắc xin khác nhau có tỉ lệ phản ứng phụ khác nhau. Tỉ lệ phản ứng phụ tại Việt Nam nhìn chung nằm trong giới hạn khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như WHO và các cơ quan khác có trách nhiệm trong đánh giá an toàn, hiệu quả của vắc xin.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam cũng như nhiều nước triển khai tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy chúng ta phải vừa tiêm, vừa đánh giá tính an toàn và tiếp tục theo dõi số liệu báo cáo về tính an toàn ở các quốc gia có sử dụng vắc xin AstraZeneca.

- Trong bối cảnh hiện tại, làm sao để vừa tiêm chủng nhanh vừa an toàn?

Không riêng vắc xin AstraZeneca, hầu hết các loại vắc xin khác cũng đều có phản ứng sau tiêm với một tỉ lệ nhất định. Điều quan trọng là có theo dõi, đánh giá. Bộ Y tế đã đề nghị tất cả địa phương ghi nhận trường hợp có phản ứng sau tiêm, thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá nguyên nhân, trong thời gian sớm tới đây sẽ có phản hồi.

Hiện tại, WHO và các đơn vị chuyên môn khác vẫn khuyến cáo các quốc gia tiếp tục tiêm vắc xin, cân nhắc lợi ích vắc xin và nguy cơ dịch bệnh. Đến nay cũng chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa vắc xin AstraZeneca với các trường hợp bị đông máu.

Vì vậy Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vắc xin như kế hoạch.

- Với lô vắc xin đầu tiên đang triển khai, Việt Nam dự kiến tiêm trong bao lâu và kế hoạch chích ngừa cả năm tới như thế nào, thưa ông?

Hiện tại Việt Nam mới tiêm được hơn 11.000 liều, chiếm 1/10 trong số hơn 117.000 liều đầu tiên chúng ta nhận được. Số lượng còn lại, dự kiến từ nay đến cuối tháng 3 chúng ta sẽ tiêm hoàn tất.

Từ nay đến tháng 4, Việt Nam sẽ nhận thêm 4,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca từ chương trình COVAX và từ nguồn đặt mua, khi đó sẽ triển khai tiêm tiếp cho các đối tượng ưu tiên tiếp theo, đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Kế hoạch của Việt Nam là mong muốn tiêm đủ cho 150 triệu liều trong năm nay để phòng dịch bệnh, chúng ta đang triển khai từng bước tùy theo lượng vắc xin về nước.

Xin cảm ơn ông!

Hai nhân viên y tế Mỹ phải cấp cứu sau tiêm vắc-xin COVID-19

Hai nhân viên y tế làm cùng bệnh viện ở bang Alaska, Mỹ đã có các phản ứng đáng lo ngại chỉ vài phút sau khi được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 do Pfizer phối hợp với BioNTech bào chế.

Hai nhân viên y tế Mỹ phải cấp cứu sau tiêm vắc-xin COVID-19

Tuy nhiên, các quan chức y tế Mỹ cho biết, những trường hợp trên sẽ không cản trở kế hoạch tiêm đại trà vắc-xin COVID-19 cho người dân nước này. Họ khẳng định luôn minh bạch thông tin về các vụ việc hy hữu như vậy.

Nhân viên y tế đang tiêm vắc-xin COVID-19 cho một người dân Mỹ. Ảnh: Reuters

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) - Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể có một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường mà cơ thể bạn đang trong giai đoạn phát huy hiệu quả và xây dựng hàng rào bảo vệ.

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?
Việc tiêm vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh. Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không gặp tác dụng phụ.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?
Bác sĩ BV Thanh Nhàn được tiêm vắc xin COVID-19 sáng ngày 9/3. Ảnh: SKĐS. 
Khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng, các chuyên gia y tế đang tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) liên tục cập nhật danh sách các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.
1. Đau cơ
Ngày 5/3, CDC đã cập nhật hướng dẫn vắc xin để đưa đau cơ vào như một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin COVID-19. Theo CDC, đây là một triệu chứng khác biệt với kiểu đau mà bạn có thể gặp phải ở cánh tay do tiêm.
2. Buồn nôn
Bạn có thể muốn ăn một ít bánh quy mặn sau khi tiêm vắc xin, giờ đây bản cập nhật mới nhất của CDC đã xác định buồn nôn là một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin Covid.
3. Vết đỏ ở chỗ tiêm
Trong bản cập nhật ngày 5/3 về hướng dẫn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, CDC đã xác định vết đỏ tại chỗ tiêm là một tác dụng phụ mới khác cần chú ý sau khi tiêm. Trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ này thậm chí có thể xuất hiện đáng kể sau khi tiêm. Một số người đã bị đỏ, ngứa và đau đáng kể tại chỗ tiêm trong vòng 11 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna.
4. Đau và sưng tại chỗ tiêm
Không chỉ mẩn đỏ, bạn cũng có thể bị đau và sưng ở cánh tay đã tiêm vắc xin. Nếu triệu chứng này nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?-Hinh-2
Nếu vết tiêm đau và sưng ngày càng nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Ảnh minh họa: Sky

Nấc cụt liên tục, gái trẻ bàng hoàng khi biết bị ung thư

(Kiến Thức) - Liên tục nấc cụt không rõ nguyên nhân, Vương đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cô bàng hoàng khi được thông báo mắc ung thư dạ dày.

Nấc cụt liên tục, gái trẻ bàng hoàng khi biết bị ung thư
Nac cut lien tuc, gai tre bang hoang khi biet bi ung thu
 Trước khi nấc cụt liên tục, Vương (Trung Quốc) không cảm thấy đau hay ngứa trong người. Trong thời gian nhập viện điều trị, Vương lục lại thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến ung thư. 

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.