Thuyền trưởng tàu HQ-605 hồi tưởng lại trận chiến Trường Sa 1988

Trong hải chiến Trường Sa 1988, ngoài tàu HQ-505 và HQ-604, tàu hải vận HQ-605 dù chỉ chở vật liệu xây dựng cũng bị tàu Trung Quốc nã pháo tấn công.

Thuyền trưởng tàu HQ-605 hồi tưởng lại trận chiến Trường Sa 1988
Đại úy Lê Lệnh Sơn, cựu thuyền trưởng con tàu hải vận lịch sử HQ-605 từng bị Trung Quốc tấn công dã man ở vùng biển Len Đao ngày 14/3/1988, rưng rưng xúc động.
Thuyen truong tau HQ-605 hoi tuong lai tran chien Truong Sa 1988
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trên vùng biển Gạc Ma, Cô Lin năm 1988 - Ảnh: Quốc Việt 
Dõi mắt nhìn tivi phát hình ảnh tàu Trung Quốc cậy lớn, cậy đông hung hăng tấn công tàu Việt Nam, đại úy Sơn xúc động hồi tưởng thời khắc bi hùng 26 năm trước ở Trường Sa. Lợi dụng tình thế lịch sử để xâm lược Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc lại bất ngờ đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa tháng 3/1988 trong hoàn cảnh Việt Nam đang phải căng mình trấn thủ ở biên giới phía Bắc và giúp đỡ Campuchia.
Chỉ trong buổi sáng 14/3/1988, hai chiếc tàu vận tải chở công binh HQ-604, HQ-605 của Việt Nam bị tàu chiến hiện đại Trung Quốc bắn chìm ở đảo Gạc Ma và Len Đao. Chiếc HQ-505 còn lại lao lên bãi cạn, trở thành công sự thép trấn giữ được đảo Cô Lin.
Thời khắc không quên
Thuyền trưởng, anh hùng Vũ Phi Trừ hi sinh theo tàu HQ-604, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ của tàu HQ-505 tiếp tục theo lực lượng hải quân và được phong anh hùng. Riêng thuyền trưởng Sơn bị thương nặng, phải vào bờ điều trị hai năm. Rồi ông đành chuyển ngành, trở về quê hương Thanh Hóa.
Cuộc sống khép kín, lặng lẽ với công việc ruộng vườn ở địa phương đã làm không mấy người nhớ đến vị cựu sĩ quan hải quân đặc biệt này. Và sự thật lịch sử bi hùng ở Len Đao cũng ít được nhắc đến hơn ở Gạc Ma, Cô Lin. Tuy nhiên, lòng ông vẫn đau đáu vọng về biển, về con tàu và đồng đội còn, mất.
Ông Sơn trầm giọng kể rạng sáng 14/3/1988, tiếng súng xâm lược bất ngờ rền lên ở bãi Gạc Ma - Cô Lin trên quần đảo Trường Sa. Các chiến sĩ và công binh hải quân của hai tàu HQ-505 và HQ-604 dũng cảm chống trả hỏa lực áp đảo của đối phương. Cách đó vài hải lý, tàu HQ-605 đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên đảo Len Đao cũng bị các tàu chiến Trung Quốc lăm le nổ súng.
Đại úy, thuyền trưởng Sơn vẫn xúc động nhớ chi tiết tàu HQ-605 của mình hành quân đến Len Đao khoảng 5g sáng 14/3/1988, muộn hơn một đêm so với hai tàu HQ-604, HQ-505.
Ngay khi vừa thả neo định vị tàu, thuyền trưởng Sơn ra lệnh một tổ chiến sĩ lên tiếp tục cắm cờ chủ quyền trên đảo chìm này. Hành động phải khẩn cấp và quyết liệt vì đối phương cũng đang lăm le chiếm đoạt. Nhưng ngay lúc họ vừa cắm xong cờ chủ quyền, các tàu chiến Trung Quốc ào ào áp sát. Đó là những tàu pháo và khu trục hạm rất lớn, trang bị cả tên lửa mà đến giờ đại úy Sơn vẫn nhớ lúc ấy nó hướng giàn tên lửa về đảo Sinh Tồn, còn nòng pháo chĩa thẳng vào tàu HQ-605.
Sự áp đảo hỏa lực càng rõ rệt khi tàu HQ-605 là tàu vận tải nhỏ, chuyên chở vật liệu xây dựng đảo với cơ số chỉ có 18 sĩ quan, chiến sĩ, công binh trẻ tuổi. Tàu không có hỏa lực tác chiến hải quân, chỉ trang bị vũ khí nhẹ của bộ binh là AK, B40 không đủ tầm đối hải. Chiến hạm Trung Quốc nhanh chóng áp sát, phát loa đe dọa buộc tàu Việt Nam phải rời khỏi vùng biển này.
Tàu HQ-605 cũng phát loa nói lại: “Đây là chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rút lui ngay”. Mới chỉ qua lại vài câu, lập tức đối phương chỉa thẳng tất cả giàn hỏa lực vào tàu Việt Nam. Trước sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm và bất tương xứng này, thuyền trưởng Sơn vẫn bình tĩnh, yêu cầu các chiến sĩ ai nấy giữ vững vị trí, nếu cần thì sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ chủ quyền đảo, quyết tâm không lùi dù nửa bước.
Đe dọa không thành công, chiến hạm Trung Quốc lùi dần ra xa khỏi tầm súng bộ binh của tàu Việt Nam và chuẩn bị tác chiến.
Nhiều năm nhắc lại kỷ niệm này, cựu thuyền trưởng Sơn vẫn xúc động mãnh liệt: “Tôi đứng trên đài chỉ huy canh chừng tàu đối phương và dõi theo bóng tổ bảo vệ ngọn cờ trên bãi cạn Len Đao, bất ngờ nghe tiếng đạn pháo 100mm phía Cô Lin và Gạc Ma vọng rền sang. Ánh lửa đạn cũng nối tiếp lóe bùng lên. Mọi người biết ngay phía Trung Quốc nổ súng trước rồi, vì tàu hải vận của mình đâu có trang bị loại pháo 100mm hạng nặng này mà tác xạ.
Tim chúng tôi thắt nghẹn lại, lo lắng cho đồng đội ở trên tàu HQ-505 và HQ-604 bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma bên đó, nhưng mình không thể rời vị trí nhiệm vụ để sang tiếp ứng. Tàu chiến Trung Quốc đã tấn công dã man tàu vận tải chỉ chở công binh và vật liệu xây dựng của mình”.
Tình hình cực kỳ căng thẳng. Thuyền trưởng Sơn nhìn qua ống nhòm thấy tàu HQ-604 bốc cháy rồi chìm dần, còn tàu HQ-505 ủi lên bãi cạn Cô Lin. Anh ra lệnh cho tàu cũng chuẩn bị lao lên bãi Len Đao vì biết sẽ khó tránh chiến sự tiếp theo. Nếu tàu có bị bắn cháy, chiến sĩ có hi sinh thì vẫn còn chứng cứ chủ quyền bằng sắt thép và xương máu.
Tuy nhiên, ngay thời điểm quyết liệt đó, máy tàu lại trục trặc vì đây là con tàu rất cũ kỹ. Các sĩ quan và chiến sĩ phòng máy Uông Xuân Thọ, Trần Văn Sáu, Hoàng Văn Nam lao xuống cố gắng sửa chữa. HQ-605 có tải trọng 400 tấn với máy 400 mã lực. Trước khi có mặt ở Len Đao, tàu cao 13m, dài 49,5m này đã bạc màu vì ngược xuôi sóng gió Trường Sa.
Ngay lúc đó, các tàu chiến Trung Quốc bắn chìm tàu HQ-604 ở Gạc Ma lại bầy đàn kéo sang tấn công tàu HQ-605. Đại úy Sơn nhớ chính xác 8g kém 10 phút, những loạt pháo hạng nặng dồn dập nhả vào tàu vận tải không hề trang bị hỏa lực hải chiến để đáp trả.
Loạt đạn đầu bắn trúng phòng máy, các loạt sau rơi vào phòng chỉ huy làm thuyền trưởng Sơn bị phỏng ở mặt và mảnh đạn găm sâu ở chân. Bị thương nặng nhất là thuyền phó Doan ở gần vị trí pháo nổ làm cháy phỏng toàn thân và cả mảnh đạn găm sâu vào mặt. Anh rất đau đớn nhưng vẫn cố gắng giữ vững vị trí cùng đồng đội. Sĩ quan phòng máy Trần Văn Sáu, Uông Xuân Thọ cũng bị gãy chân, máu chảy loang cả tàu.
Đạn pháo phía quân xâm lược vẫn bắn như mưa theo kiểu cố sát. Tàu HQ-605 liệt máy, bất khiển dụng, bốc cháy dữ dội. Đại úy Sơn hiểu nếu trụ lại cùng con tàu này, tất cả sẽ hi sinh và chủ quyền ở đảo Len Đao cũng khó giữ được. Ông buộc phải ra lệnh mọi người rời tàu...
26 năm đã trôi qua, vị thuyền trưởng này vẫn không thể nguôi ngoai khoảnh khắc mình và đồng đội phải bỏ tàu, xuống biển. “Nhìn từ dưới biển, cả con tàu HQ-605 như chiếc sàng nia lỗ chỗ vì bị đạn pháo” - đại úy Sơn kể lửa bao trùm toàn tàu rồi, nhưng chiến hạm Trung Quốc vẫn tiếp tục nhả đạn tàn bạo.
Các chiến sĩ hải quân Việt Nam dìu nhau lênh đênh trên bè, quyết tâm trụ lại với Len Đao, thề nếu hi sinh thì lấy xương máu mình làm bằng chứng chủ quyền cho Tổ quốc. Thuyền phó Doan trụ được trên biển với đồng đội vài giờ thì hi sinh vì vết thương quá nặng.
Thuyen truong tau HQ-605 hoi tuong lai tran chien Truong Sa 1988-Hinh-2
Cựu thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn vẫn mong được lại đi biển - Ảnh: Mạnh Hùng 
Ước nguyện mặc lại áo trận
Những ngày này, vị thuyền trưởng con tàu lịch sử năm xưa đang nghẹn lòng, u uất dõi theo dòng thời sự Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông. Diễn biến trên biển lại hoàn toàn bất tương xứng như năm 1988, khi hơn 100 tàu chiến, hải giám, hải cảnh Trung Quốc uy hiếp đội tàu nhỏ không hề được vũ trang của Việt Nam.
Trao đổi với tôi từ quê nhà Thanh Hóa, ông Sơn tâm sự ước nguyện được trở lại biển khơi, dù tuổi đã cao, để một lần nữa mặc chiếc áo lính trận.
“Ngày ấy, khi anh em trên bè về đến đảo Sinh Tồn, nhiều người dù kiệt sức vẫn tình nguyện xin được trở lại bảo vệ Len Đao. Đến khi nghe tin đảo chìm này đã được giữ vững chủ quyền, chúng tôi không kìm được nước mắt xúc động, vui mừng! Còn ở bãi Cô Lin, nhiều chiến sĩ vừa vượt qua được làn đạn kẻ thù vẫn xung phong ở lại bảo vệ con tàu và hòn đảo này...” - ông hồi tưởng thời khắc lịch sử năm xưa mà không kìm được nước mắt. Ông có niềm tin mãnh liệt rằng hương hồn những người lính ấy sẽ luôn dõi theo kẻ đang gây sóng gió ở Hoàng Sa hiện nay.
Năm nay ông Sơn đã 61 tuổi, vết thương từ trận chiến cũ vẫn hành hạ từng ngày đêm. Nhưng ông vẫn mong ước một ngày nào đó lại được bước lên con tàu mang tên Hải quân Việt Nam và thẳng tiến ra biển khơi của Tổ quốc.
“Tôi sẽ lên từng đảo, xiết chặt từng người lính, hôn lên bãi cát đá đã thấm đượm biết bao mồ hôi và xương máu người Việt mình. Rồi tôi sẽ thắp hương, gọi tên những đồng đội còn đang nằm dưới đáy biển sâu. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng xương máu của đồng đội đã hóa thành linh hồn bất tử để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc” - vị thuyền trưởng con tàu lịch sử năm xưa rưng rưng tâm sự ước nguyện cháy bỏng của mình.

Cựu binh Trường Sa xây cột mốc chủ quyền Trường Sa tại tư gia

(Kiến Thức) - Cựu binh Trần Văn Xuất bỏ tiền xây cột mốc chủ quyền Trường Sa Đông sừng sững ngay bên con đường Đường Trường Sa của Đà Nẵng.

Cựu binh Trường Sa xây cột mốc chủ quyền Trường Sa tại tư gia
Đó là Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Xuất (49 tuổi), từng biên chế thuộc Lữ 146 Hải quân ra bảo vệ chủ quyền đảo Trường Sa Đông (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, tháng 5 – 1984). 
Sau hơn 3 năm cùng đồng đội vượt bao gian khó nơi đầu sóng ngọn gió, người Trung đội trưởng năm ấy đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc và trở về đất liền. Anh may mắn hơn nhiều đồng đội khác, đó là khi trở về, trước sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng, mảnh đất mà gia đình anh sở hữu với trên 7.000 mét vuông lại gặp cơ duyên đến bất ngờ và thật hạnh phúc, căn nhà anh nằm trên con đường mới mở được mang tên Đường Trường Sa, một trong số những con đường đẹp của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Vốn có sẵn nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ thuật, anh mở cơ sở sản xuất và kinh doanh rồi lao vào công việc, theo năm tháng, cơ sở của gia đình phát triển tốt.

Bé 1 tuổi ở Hải Dương bị chính cô ruột ném xuống giếng?

(Kiến Thức) - Đối tượng bị tình nghi liên quan đến vụ ném cháu bé hơn 1 tuổi xuống giếng ở Hải Dương chính là cô ruột của cháu bé.

Bé 1 tuổi ở Hải Dương bị chính cô ruột ném xuống giếng?
Bắt cô ruột điều tra hành vi ném cháu xuống giếng
Liên quan đến vụ cháu bé nghi bị ném xuống giếng ở Hải Dương, trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 45) Công an tỉnh Hải Dương vừa cho biết đã phối hợp với Công an huyện Kinh Môn bắt giữ Nguyễn Thị Liên (SN 1992, trú tại thôn Tống Xá, xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, Hải Dương) để điều tra về hành vi giết người khi Liên là đối tượng tình nghi đến việc ném cháu Nguyễn Sương Sung xuống giếng.

Xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Trường Sa

(Kiến Thức) - Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã diễn ra vào sáng hôm nay tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa.

Xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Trường Sa

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.