Thực tế hoạt động nào giúp HBC có lãi trở lại trong quý 2/2023?

(Vietnamdaily) - Việc HBC có lãi đến từ 2 yếu tố chính: Biên lợi nhuận gộp tăng và lợi nhuận khác đột biến từ thanh lý tài sản.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 vừa công bố, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 546 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc HBC có lãi đến từ 2 yếu tố chính: Biên lợi nhuận gộp tăng và lợi nhuận khác đột biến từ thanh lý tài sản.

Cụ thể, biên lãi gộp của Hòa Bình tăng mạnh từ 5% lên 18% trong quý 2/2023, tương ứng lợi nhuận gộp đạt gần 424 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.

Cũng cần lưu ý, kỳ này chi phí quản lý của Hòa Bình lại gấp gần 3 lần cùng kỳ, chiếm 436 tỷ đồng. Việc chi phí quản lý tăng mạnh chủ yếu do Hòa Bình phải trích lập dự phòng hơn 317 tỷ đồng cho các khoản nợ phải thu khó đòi.

Điểm sáng quý 2/2023 của Hòa Bình là lợi nhuận khác lên tới 653 tỷ đồng, phần lớn đến từ hoạt động thanh lý tài sản cố định, vật tư trong kỳ.

Sau hai quý liên tiếp chìm trong thua lỗ nặng hàng trăm, ngàn tỷ đồng (4/2022 và 1/2024), Hòa Bình đã quyết định tái cấu trúc. Bên cạnh việc phát hành vốn riêng lẻ cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp để tăng vốn điều lệ và giảm áp lực trả nợ, việc chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Matec cũng nằm trong kế hoạch tái cấu trúc của Hòa Bình. 

Cụ thể, giữa tháng 6/2023, Hòa Bình đã thông qua nghị quyết bán 100% vốn tại Công ty TNHH Máy Xây dựng Matec với giá 1.100 tỷ đồng. 

Trước đó, ngày 20/5/2023, HĐQT Hòa Bình đã ra nghị quyết về việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Công ty TNHH Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hòa Bình cho Công ty TNHH Nuance hoặc bên thứ ba do Nuance chỉ định với giá 167 tỷ đồng.

Thuc te hoat dong nao giup HBC co lai tro lai trong quy 2/2023?
 

Do lỗ ròng quý 1 nên lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của Hòa Bình chỉ hơn 103 tỷ đồng, tăng 80% so cùng kỳ và đạt hơn 81% kế hoạch cả năm.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của Hòa Bình ghi nhận gần 15 ngàn tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt chỉ hơn 304 tỷ đồng, giảm mạnh 44% so đầu năm, còn khoản phải thu giảm nhẹ xuống hơn 10 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, giá trị tài sản cố định giảm đến 57%, chỉ còn gần 408 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả của HBC giảm 13% so đầu năm, xuống hơn 13 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay giảm 16%, về mức hơn 5 ngàn tỷ đồng. Ngược lại, phải trả ngắn hạn tăng 32%, lên gần 945 tỷ đồng.

Thấy gì từ nghiệp vụ tạm ứng chưa phù hợp và gia hạn khoản vay của HBC?

(Vietnamdaily) - Kiểm toán nhấn mạnh về các khoản nợ vay đã quá hạn thanh toán và nghiệm vụ tạm ứng chưa phù hợp của HBC tại BCTC hợp nhất 2022.

Báo cáo kiểm toán 2022 của Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán về các khoản nợ vay đã quá hạn trong đó có một số khoản vay đã được các ngân hàng đồng ý gia hạn.

Đối với các khoản vay còn lại đã quá hạn hoặc sắp đến hạn, Tập đoàn Hoà Bình đang trong quá trình thương thảo với ngân hàng để xin gia hạn.

Cùng với khoản lỗ thuần năm 2022 là 2.570 tỷ đồng và lỗ luỹ kế lên tới 2.101 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn âm tới 883 tỷ đồng.

Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.

Thay gi tu nghiep vu tam ung chua phu hop va gia han khoan vay cua HBC?
 

Tổng tài sản biến động giảm, một số nghiệp vụ tạm ứng chưa được phê duyệt phù hợp

Đơn vị kiểm toán lưu ý, Tập đoàn Hoà Bình đã thực hiện một số nghiệp vụ tạm ứng khi chưa có đủ phê duyệt phù hợp. Các nghiệp vụ này sau đó đã được HĐQT Tập đoàn thông qua ngày 20/5/2023. 

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của HBC giảm gần 1.000 tỷ xuống còn 15.594 tỷ đồng, đặc biệt giảm tới 1.331 tỷ đồng so với báo cáo tự lập (16.925 tỷ đồng). Trong đó có sự chênh lệch ở khoản mục Phải thu dài hạn khác khi tăng từ 72 tỷ lên gần 340 tỷ đồng (gấp 4,7 lần).
Ngược lại, Các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 1.438 tỷ xuống còn 10.672 tỷ đồng do tăng Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi từ 774 tỷ ở báo cáo tự lập lên 2.059 tỷ đồng, trong khi Trả trước cho người bán ngắn hạn giảm 18% về mức 493 tỷ đồng.

Loạt án phạt với HBC liên quan đến báo cáo tài chính kiểm toán 2022

(Vietnamdaily) - HBC vừa bị cảnh báo, đồng thời được theo dõi ở các diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 và có lỗ luỹ kế. 

Ngày 6/7, Sở GDCK TPHCM vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Theo đó, Sở quyết định đưa cổ phiếu HBC vào diện cảnh báo kể từ ngày 13/7 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính 2022 là số âm.

Tin mới