Thực phẩm “hàm oan” gây hại sức khỏe, bác sĩ vẫn vô tư sử dụng

Thực phẩm “hàm oan” gây hại sức khỏe, bác sĩ vẫn vô tư sử dụng

(Kiến Thức) - Bị quy kết gây hại sức khỏe, những thực phẩm dưới đây không thực sự “khủng khiếp” như bạn tưởng. Thậm chí, bác sĩ vẫn vô tư mua về sử dụng.

Đậu lăng. Nhiều người tránh xa đậu lăng, đậu que bởi tin rằng chúng chứa nhiều lectin gây ngộ độc. Thực tế, bạn không cần quá lo lắng. Lượng lectin này  không gây hại sức khỏe khi được nấu chín rồi thưởng thức.
Đậu lăng. Nhiều người tránh xa đậu lăng, đậu que bởi tin rằng chúng chứa nhiều lectin gây ngộ độc. Thực tế, bạn không cần quá lo lắng. Lượng lectin này không gây hại sức khỏe khi được nấu chín rồi thưởng thức.
Mộc nhĩ tươi. Không ít người e dè với mộc nhĩ tươi bởi cho rằng chúng chứa một chất cảm quang gọi là “porphyrin”, rất mẫn cảm với ánh sáng. Sau khi ăn, qua sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời có thể gây viêm da.
Mộc nhĩ tươi. Không ít người e dè với mộc nhĩ tươi bởi cho rằng chúng chứa một chất cảm quang gọi là “porphyrin”, rất mẫn cảm với ánh sáng. Sau khi ăn, qua sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời có thể gây viêm da.
Thực tế, chưa có thông tin tin cậy về lượng porphyrin có trong mộc nhĩ tươi, ăn bao nhiêu porphyrin gây ra các triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng. Y văn có ghi nhận chứng “rối loạn chuyển hóa porphyrin” song nguyên nhân chủ yếu do di truyền khiến porphyrin không được chuyển hóa bình thường chứ tuyệt đối không phải do ăn uống thực phẩm chứa porphyrin.
Thực tế, chưa có thông tin tin cậy về lượng porphyrin có trong mộc nhĩ tươi, ăn bao nhiêu porphyrin gây ra các triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng. Y văn có ghi nhận chứng “rối loạn chuyển hóa porphyrin” song nguyên nhân chủ yếu do di truyền khiến porphyrin không được chuyển hóa bình thường chứ tuyệt đối không phải do ăn uống thực phẩm chứa porphyrin.
Cần tây. Tương tự mộc nhĩ tươi, cần tây cũng chứa porphyrin song nó không phải là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa chất này. Không chỉ người dân, ngay cả bác sĩ vẫn vô tư dùng chúng để chế biến thịt bò mà không hề hấn gì.
Cần tây. Tương tự mộc nhĩ tươi, cần tây cũng chứa porphyrin song nó không phải là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa chất này. Không chỉ người dân, ngay cả bác sĩ vẫn vô tư dùng chúng để chế biến thịt bò mà không hề hấn gì.
Cà chua chưa chín. Cà chua chưa chín chứa glycoalkaloids gây khó chịu cho người ăn. Tuy nhiên, hàm lượng chất này không lớn nên cà chua xanh không thể gây ngộ độc nếu “trót” ăn 1 – 2 quả. Đúng hơn, người ta tránh cà chua xanh bởi hương vị cà chua chín hấp dẫn, dễ chế biến món ngon.
Cà chua chưa chín. Cà chua chưa chín chứa glycoalkaloids gây khó chịu cho người ăn. Tuy nhiên, hàm lượng chất này không lớn nên cà chua xanh không thể gây ngộ độc nếu “trót” ăn 1 – 2 quả. Đúng hơn, người ta tránh cà chua xanh bởi hương vị cà chua chín hấp dẫn, dễ chế biến món ngon.
Thịt vụn xay. Thịt vụn xay được hiểu là phần thịt được tổng hợp lại ở con vật rồi đem xay, bày bán. Bản thân thịt vụn không phải yếu tố gây hại sức khỏe. Thịt vụn hay không vụn thì đều bắt nguồn từ cơ thể con vật.
Thịt vụn xay. Thịt vụn xay được hiểu là phần thịt được tổng hợp lại ở con vật rồi đem xay, bày bán. Bản thân thịt vụn không phải yếu tố gây hại sức khỏe. Thịt vụn hay không vụn thì đều bắt nguồn từ cơ thể con vật.
Việc chế biến mất vệ sinh mới là điều “gây tội”. Do vậy, không cần thiết đề phòng với thịt vụn. Điều bạn cần quan tâm là người làm có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Việc chế biến mất vệ sinh mới là điều “gây tội”. Do vậy, không cần thiết đề phòng với thịt vụn. Điều bạn cần quan tâm là người làm có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Giá đỗ không rễ. Giá đỗ không rễ sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, giúp ức chế sự phát triển của giá đỗ. Các chất này gồm 6-benzyl adenine, gibberellin, sodium 4-chlorophenoxyacetate... khi sử dụng không đe dọa an toàn thực phẩm. Chỉ khi người sản xuất sử dụng chất không được cho phép thì chúng mới mang hậu quả sức khỏe không mong muốn. Ảnh: Internet.
Giá đỗ không rễ. Giá đỗ không rễ sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, giúp ức chế sự phát triển của giá đỗ. Các chất này gồm 6-benzyl adenine, gibberellin, sodium 4-chlorophenoxyacetate... khi sử dụng không đe dọa an toàn thực phẩm. Chỉ khi người sản xuất sử dụng chất không được cho phép thì chúng mới mang hậu quả sức khỏe không mong muốn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương. Nguồn: VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT