Thực hiện kế hoạch đưa Hà Nội trở thành “Thành phố học tập UNESCO”

UBND TP Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch trở thành “Thành phố học tập của UNESCO”.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và các đơn vị liên quan về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Thuc hien ke hoach dua Ha Noi tro thanh “Thanh pho hoc tap UNESCO”

Hà Nội chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 (Hình từ Internet)

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu rà soát, tham mưu, đề xuất Thành ủy, HĐND, UBND TP về cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục, cả công lập và ngoài công lập.
Chủ trì, phối hợp với các quận, huyện, thị xã chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.
Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, nhất là phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
Tăng cường triển khai công tác chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố. Tham mưu Thành phố triển khai thực hiện kế hoạch đưa Hà Nội trở thành “Thành phố học tập UNESCO”.
Hướng dẫn, đôn đốc các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, khuyết tật; điều chỉnh quy mô lớp học, thu gọn các điểm trường lẻ, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh và người dân; phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương theo đúng quy định, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời sách giáo khoa cho năm học mới 2024-2025.
Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đồng thời tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo. Tăng cường bảo đảm an toàn trường học; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.
Năm học 2024-2025, ngành Giáo dục thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch, chủ động thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục để hoàn thành năm học mới với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4-9-2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025. Với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

>>> Mời quý độc giả xem video TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ cảm xúc đầu năm học mới:

 

Chương trình THPT năm học mới: Lưu ý môn tích hợp, môn lựa chọn

Xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường được Bộ GD&ĐT lưu ý tại hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Trong đó, kế hoạch giáo dục của nhà trường thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục. Lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Bộ GD&ĐT yêu cầu sớm công bố các phương thức tuyển sinh từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học sớm hoàn thiện và công bố các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển.

Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu; thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm.

Hà Nội: Thăm và tặng quà giáo viên, học sinh vùng lũ

Đoàn công tác của Sở GD&ĐT Hà Nội đã đến thăm, động viên và tặng quà giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến ngày 12/9, toàn Thành phố có 236 trường học không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu sau bão số 3 Yagi; trong đó có nhiều ngôi trường, nhiều tuyến đường vẫn ngập sâu trong nước.

Ha Noi: Tham va tang qua giao vien, hoc sinh vung lu
 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng đoàn công tác đến thăm điểm trường lẻ của Trường Tiểu học vạn Thái, huyện Ứng Hoà bị ngập sâu trong nước. Ảnh KTĐT

Qua nắm tình hình, một số trường học thuộc khu vực huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi; được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH TP đã tích cực vận động quyên góp để hỗ trợ thầy- trò vùng lũ. 

Chiều 12/9, đoàn công tác của Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đến thăm, động viên và tặng quà giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đây là hai địa bàn có nhiều học sinh gặp khó khăn.

Đoàn công tác gồm bà Phùng Thị Hồng Hà - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, bà Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã đến một số trường của huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức để thăm hỏi, động viên, tặng những phần quà thiết thực, ý nghĩa, như: áo phao, khăn mặt, bánh kẹo, đồ dùng, sách giáo khoa, vở viết… giúp thầy và trò có đủ điều kiện tiếp tục dạy - học.

Báo cáo với đoàn công tác, cô Nguyễn Thị Như Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thanh B, huyện Mỹ Đức cho biết, hiện nhà trường có 683 học sinh, trong đó có hơn 100 học sinh có nhà bị ngập, điều kiện gia đình khó khăn.

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Nhân dân, nhà trường đã xây dựng, triển khai phương án hỗ trợ giúp các em ăn, ở và học tại chỗ bảo đảm an toàn, giúp các gia đình yên tâm. Hiện tại, các lớp học của nhà trường vẫn duy trì việc học tập ổn định. Một số giáo viên đã tình nguyện ở lại trường vào buổi tối để chăm sóc, quản lý các em. Nhà trường cũng đã dự phòng phương án nếu trong vài ngày tới nước lũ vẫn chưa rút hoặc gia đình các em vẫn còn ngập, nhà trường sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ học sinh để vừa bảo đảm an toàn, vừa duy trì việc học tập.

Ha Noi: Tham va tang qua giao vien, hoc sinh vung lu-Hinh-2
Đoàn công tác TP tặng quà học sinh Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hoà. 

Còn cô Kiều Thị Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hòa - thông tin: Sau cơn bão số 3, do mưa lớn kéo dài, mực nước sông dâng cao nên tình hình ngập lụt đang diễn ra tại điểm trường khu Thái Bình. Ngay lập tức, nhà trường đã triển khai kế hoạch di chuyển bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập. Toàn bộ học sinh khu Thái Bình tiếp tục học tập tạm thời tại điểm trường khu Nội Xá để đảm bảo chương trình, kế hoạch năm học.

Thầy Lưu Ngọc Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Quang, huyện Ứng Hòa - cho hay, hoàn lưu bão số 3 khiến nước lũ dâng cao, gây úng ngập tại nhiều xã trên địa bàn huyện, trong đó có xã Hồng Quang. Những ngày qua, nước lũ đã khiến trường THCS Hồng Quang bị ngập sâu, nhiều học sinh phải lội nước đến trường.

Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, hôm nay, toàn huyện có 4 trong tổng số 90 trường nghỉ học, ngoài ra có 1 trường dạy học trực tuyến. Các trường đang khẩn trương tổng vệ sinh, rà soát các điều kiện cần thiết để ngày mai, 100% các trường đều tổ chức đón học sinh đi học trở lại.

Trực tiếp thăm một số lớp học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường nỗ lực khắc phục khó khăn để tổ chức giảng dạy, chăm sóc học sinh chu đáo, an toàn. Dịp này, đoàn công tác đã tặng quà hỗ trợ cho nhà trường và các giáo viên, học sinh.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, với những khu vực ngập sâu, ngập úng kéo dài như các huyện Chương Mỹ, Ứng Hoà, Thường Tín, Quốc Oai..., thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở đã yêu cầu các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch dài hơi trên tinh thần linh hoạt phương thức dạy học, phù hợp với tình hình cụ thể của từng trường, từng địa bàn, gồm: trực tuyến, trực tiếp, trực tuyến kết hợp trực tiếp hoặc giao bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh. Sở cũng chỉ đạo các đơn vị có kế hoạch vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện tốt nhất, an toàn nhất đón học sinh trở lại trường sau khi lũ rút....

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.