Chương trình THPT năm học mới: Lưu ý môn tích hợp, môn lựa chọn

Xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường được Bộ GD&ĐT lưu ý tại hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Trong đó, kế hoạch giáo dục của nhà trường thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục. Lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Chuong trinh THPT nam hoc moi: Luu y mon tich hop, mon lua chon
 Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Đối với các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp THPT: Tăng cường xếp các lớp học riêng theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn. Linh hoạt bố trí sĩ số học sinh theo từng lớp học để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh. Phân công giáo viên và xây dựng thời khóa biểu giữa các lớp học bảo đảm tính khoa học. Tổ chức tốt việc tư vấn và cho học sinh đăng ký, lựa chọn các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn bảo đảm công khai, minh bạch.

Tiếp tục thực hiện chương trình các môn ngoại ngữ theo Chương trình GDPT 2006 đối với đối tượng học sinh chưa học được ngoại ngữ theo Chương trình GDPT 2018.

Đối với trường chuyên, tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.

Với việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, Bộ GD&ĐT cũng lưu ý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Cùng với đó, tích hợp nội dung giáo dục quyền con người; tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính;

Giáo dục bình đẳng giới; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, lòa cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục tăng cường năng lực số, kỹ năng chuyển đổi và các nội dung giáo dục lồng ghép khác.

Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật không có điều kiện đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo các trường vùng dân tộc thiếu số có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tăng cường phụ đạo cho học sinh còn hạn chế về kết quả học tập; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và tổ chức dạy học các môn học tiếng dân tộc thiểu số khi có đủ điều kiện theo quy định.

>>>Mời quý độc giả xem video: Phụ huynh kéo lên Sở Giáo dục kiến nghị “trả” lại điểm cho thí sinh do hiểu nhầm đề thi Toán":

Mở rộng ý tưởng giáo dục trẻ em qua sách quý của Rudolf Steiner

Cuốn sách: "Giáo dục trẻ em - Những bài giảng đầu tiên về giáo dục" của tác giả Rudolf Steiner sẽ mang đến nguồn cảm hứng và nhiều hiểu biết hữu ích cho giáo viên và phụ huynh.

https://backend.kienthuc.net.vn/uploaded/mailoan/2022_09_09/giao_duc_5_SRDY.png

Rudolf Steiner là học giả khoa học, văn học và triết học nổi tiếng, đặc biệt với công trình nghiên cứu khoa học ở Viện Goethe (Đức). Bước sang thế kỉ XX, ông bắt đầu phát triển các nguyên tắc triết học trước đây của mình thành một phương pháp tiếp cận để nghiên cứu các hiện tượng tâm lí và tâm linh.

Tài năng của ông đã dẫn đến các phương pháp tiếp cận sáng tạo và toàn diện trong y học, khoa học, giáo dục, triết học, tôn giáo, nông nghiệp, kiến trúc, kịch, eurythmy, ngôn ngữ và các lĩnh vực khác.

Mo rong y tuong giao duc tre em qua sach quy cua Rudolf Steiner
 Các bài giảng trong cuốn sách "Giáo dục trẻ em" được tập hợp từ những bài giảng của Steiner và đã có từ trước khi thành lập trường Waldorf đầu tiên. 

Một trong những chìa khoá lí giải khả năng thấu hiểu và thành công trong nhiều lĩnh vực của Rudolf Steiner nằm ở thực tế là ông có kiến thức uyên thâm về triết học, tâm linh và thần học cũng như được giáo dục, đào tạo một cách khoa học và là bậc thầy thực hành.

Các bài giảng trong cuốn sách "Giáo dục trẻ em" được tập hợp từ những bài giảng của Steiner và đã có từ trước khi thành lập trường Waldorf đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc của lí thuyết và thực hành giáo dục Waldorf sẽ được tìm thấy trong các bài giảng này.

Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 58/QĐ TTg ngày 16/1/2024 thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoach he thong co so giao duc chuyen biet doi voi nguoi khuyet tat
 Ảnh minh họa.

Cặp song sinh cùng đoạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn Sinh

Nguyễn Lê Bảo Long (anh trai), lớp 12 chuyên Hóa, và Nguyễn Lê Thành Công, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Lam Sơn cùng đoạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn Sinh.

Hai anh em song sinh góp công mang về 9 giải Nhất cho ngành giáo dục Thanh Hóa tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2023-2024 kể trên là 2 em Nguyễn Lê Bảo Long (anh trai), học sinh lớp 12 chuyên Hóa, và Nguyễn Lê Thành Công, học sinh lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Lam Sơn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.