Thủ tướng yêu cầu không để địa phương cầm hồ sơ chạy lên Trung ương

Thủ tướng yêu cầu tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành Trung ương để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà.

Thủ tướng yêu cầu không để địa phương cầm hồ sơ chạy lên Trung ương
"Có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào"
Ngày 28/9, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu và thiếu thông suốt, thiếu đồng bộ. Từ đó, dẫn tới việc giải ngân chậm, kết quả chưa được như mong muốn.
Đến nay chỉ có 4 bộ và 11 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt hơn 60%. Có 76/114 cơ quan, đơn vị, địa phương tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (47%), có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào. “Phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật, tập trung cao hơn, quyết liệt hơn, giải pháp cụ thể hơn”, Thủ tướng yêu cầu.
Từ thực trạng trên, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu kiểm điểm, xem xét các tổ chức, cá nhân còn trì trệ, thậm chí vi phạm thì phải xử lý; đồng thời khen thưởng kịp thời, phân minh, rõ ràng, xử lý kịp thời, nghiêm khắc, đúng người, đúng việc, đúng pháp luật.
Thu tuong yeu cau khong de dia phuong cam ho so chay len Trung uong
Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh Nhật Minh 
Về tình hình, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, đợt bùng phát dịch thứ 4 tác động rất mạnh mẽ tới phát triển kinh tế, đời sống và sinh kế nhân dân. Chính vì thế, càng phải tập trung khắc phục những hạn chế trong đầu tư công. Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã thống nhất lộ trình mở cửa nền kinh tế và phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
Các địa phương căn cứ hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế để có lộ trình phù hợp, hiệu quả, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để vừa phải chống dịch tốt, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
“Không phải cầm hồ sơ chạy lên Trung ương”
Nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa, trong khi còn hơn 50% nguồn vốn, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xem việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước có hạn, Thủ tướng lưu ý phải thực hiện theo đúng tinh thần kết luận của Trung ương: Đầu tư công phải dẫn dắt và kích hoạt đầu tư của mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.
Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành việc giao kế hoạch vốn chi tiết cho các chương trình, dự án khởi công mới, rà soát kỹ, chủ động điều chỉnh vốn từ dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, từ cơ quan, địa phương này sang cơ quan, địa phương khác theo quy định.
Thu tuong yeu cau khong de dia phuong cam ho so chay len Trung uong-Hinh-2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh Nhật Minh 
Về lưu thông hàng hóa, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cần tham mưu tổ chức tốt việc này. Các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách cần tranh thủ làm ngay các thủ tục cho các dự án; sau ngày 30/9 có lộ trình phù hợp, hiệu quả, mở cửa trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để vừa phải chống dịch tốt, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn. Các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành Trung ương để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà.
“Các bộ ngành, thành viên Chính phủ, các địa phương quán triệt tinh thần này, tiết kiệm cho dân cho nước trong lúc này là rất cần thiết”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về đề nghị tách riêng khâu dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, Thủ tướng cho biết, việc này đã được áp dụng với các dự án cấp quốc gia. Vì thế, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội khi chưa sửa quy định thì cho phép thực hiện thí điểm với các dự án khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ sau kiện toàn

Ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ triển khai công việc sau khi kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ sau kiện toàn
Phiên họp thảo luận về công tác bàn giao nhiệm vụ sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự, quan điểm định hướng chỉ đạo và một số nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện ngay trong thời gian tới.
Ngay sau khi Chính phủ được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quán triệt và chỉ đạo các thành viên Chính phủ khẩn trương bàn giao, xử lý, giải quyết ngay công việc, bảo đảm liên tục, thông suốt; sớm kiện toàn cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác nhân sự; rà soát, sửa đổi quy chế làm việc.

Thủ tướng yêu cầu cắt bỏ những dự án đầu tư công kém hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, cắt bỏ những dự án kém hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu cắt bỏ những dự án đầu tư công kém hiệu quả
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng: "Lúc khó khăn này, không tháo gỡ cho người dân, DN thì lúc nào?"

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện, cơ hội thuận tiện nhất cho người dân tiếp cận chính sách và giải quyết các công việc. “Trong lúc khó khăn này mà không tháo gỡ cho người dân và doanh nghiệp thì lúc nào?”

Thủ tướng: "Lúc khó khăn này, không tháo gỡ cho người dân, DN thì lúc nào?"
Kinh nghiệm “chống dịch như chống giặc” từ các địa phương
Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, lãnh đạo các địa phương đều đánh giá rất cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh “vạn sự khởi đầu nan” ngay khi Chính phủ vừa kiện toàn, “khó khăn trăm bề” thời gian qua.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.