Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ sau kiện toàn

Ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ triển khai công việc sau khi kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Phiên họp thảo luận về công tác bàn giao nhiệm vụ sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự, quan điểm định hướng chỉ đạo và một số nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện ngay trong thời gian tới.
Ngay sau khi Chính phủ được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quán triệt và chỉ đạo các thành viên Chính phủ khẩn trương bàn giao, xử lý, giải quyết ngay công việc, bảo đảm liên tục, thông suốt; sớm kiện toàn cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác nhân sự; rà soát, sửa đổi quy chế làm việc.
Thu tuong Pham Minh Chinh chu tri phien hop Chinh phu sau kien toan
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thảo luận về công tác bàn giao nhiệm vụ sau khi kiện toàn nhân sự. Ảnh: VGP
Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau khi được kiện toàn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thay mặt thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các thành viên Chính phủ mới được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ bắt tay ngay vào công việc để cùng các thành viên cũ đóng góp trí tuệ cùng Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Thủ tướng yêu cầu, trong phiên họp này Chính phủ thống nhất một số quan điểm chỉ đạo hoạt động của Chính phủ trong thời gian tới; triển khai tổ chức thực hiện thông báo kết luận số 01 của Bộ Chính trị ngày 12/4/2021, thông báo số 03 của Lãnh đạo chủ chốt ngày 12/4/2021; xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ sau khi được kiện toàn phải bắt tay ngay vào công việc; tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể, hiệu quả để triển khai ngay trong mỗi ngành, lĩnh vực.
Theo chương trình làm việc của phiên họp diễn ra cả ngày 15/4, Chính phủ sẽ thảo luận về: Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổng kết Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP.
Chính phủ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm phòng vaccine COVID-19.
Đồng thời thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất năm 2021 và việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch COVID-19; tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Trước đó, sáng 8/4, việc kiện toàn nhân sự bộ máy Chính phủ được hoàn tất sau khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành. Sau kiện toàn, Chính phủ có 28 thành viên, gồm Thủ tướng, 5 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành. Trong đó có 15 thành viên mới được bầu, phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV, còn 13 người giữ nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ.

>>> Mời độc giả xem thêm video Sự nghiệp chính trị của Thủ Tướng Phạm Minh Chính

Nguồn: VTV1

Lợi thế của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

ĐBQH Lê Thanh Vân, đoàn đại biểu Cà Mau chỉ ra 3 lợi thế mà tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có được.

Chiều 5/4, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ. 
Kỳ vọng lớn vào tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nói riêng và Chính phủ nhiệm kỳ mới nói chung, ĐBQH Lê Thanh Vân chia sẻ: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có ba lợi thế lớn.
Loi the cua tan Thu tuong Chinh phu Pham Minh Chinh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Thứ nhất, tân Thủ tướng được trưởng thành từ ngành bảo vệ pháp luật, nên sẽ điều hành để vận hành một bộ máy hành pháp theo đúng quỹ đạo mà hiến pháp và pháp luật quy định.
Thứ hai, Thủ tướng Phạm Minh Chính là con người hành động. Thời kỳ là Bí thư Quảng Ninh, ông đã tạo nên những kỳ tích rõ nét cả về công tác tổ chức bộ máy cũng như vận hành thiết chế kinh tế. Tân Thủ tướng khi đó đã phát huy rất tốt vai trò người đứng đầu ở Quảng Ninh với việc tìm kiếm những chính sách, những cơ hội, biến thách thức thành cơ hội.

Dấu ấn của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính tại “Việt Nam thu nhỏ“

Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”. Dấu ấn về kinh tế, xã hội và tư duy đột phá là điều mà nhiều người nhớ về ông Phạm Minh Chính khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Dau an cua tan Thu tuong Pham Minh Chinh tai “Viet Nam thu nho“
 
Từ 12 năm trước, khi còn là Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng tác giả Vương Quân Hoàng - một nhà nghiên cứu kinh tế - xuất bản cuốn sách “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”. Cuốn sách được lưu trữ ở nhiều thư viện lớn trên thế giới như Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Anh Quốc, Thư viện Quốc gia Australia, Đại học Havard, Đại học Cornel, Đại học Michigan…

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.