Thủ tướng: Triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Thủ tướng yêu cầu chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở, nghiên cứu đưa cán bộ cấp tỉnh, huyện về tăng cường cho cơ sở, rà soát, cắt bỏ tất cả thủ tục không cần thiết...

Thủ tướng: Triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024
Chiều 14-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ sáu của ban chỉ đạo.
Vẫn còn “trên nóng, dưới lạnh”
Tại phiên họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của thành viên Ban chỉ đạo CCHC thời gian qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu còn hạn chế về tầm quan trọng, tác động lan tỏa và hiệu quả của CCHC. “Phải có cảm xúc với tình hình, với những gì mà người dân và doanh nghiệp đang vướng mắc để làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) còn nhiều thách thức, thủ tục còn rườm rà, việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC còn chậm, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức, chưa thuận lợi…
Thu tuong: Trien khai cai cach tien luong tu 1/7/2024
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ sáu của ban chỉ đạo. Ảnh: VGP
Đáng chú ý, theo Thủ tướng, việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức ở một số nơi còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động chưa cao. Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, vẫn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”… “Nguyên nhân lớn nhất của những tồn tại, hạn chế nêu trên là ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một số người đứng đầu, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Cạnh đó, hoạt động cải cách có nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Các cơ chế, chính sách còn mâu thuẫn, chồng chéo. Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương chưa cao; còn tâm lý sợ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…
Phân tích một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh bài học lớn nhất là cần phát huy hơn nữa tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ, nói đi đôi với làm, nhất là khi có tình huống phát sinh, vấn đề mới cần giải quyết.
Đẩy mạnh sáu nội dung CCHC
Nêu các nhiệm vụ, giải pháp chung thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, sức lan tỏa của CCHC với sự phát triển của đất nước.
Cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa cả sáu nội dung CCHC, trong đó cải cách thể chế là nền tảng, cải cách thủ tục là trọng tâm, cải cách chế độ công vụ, công chức là động lực, cùng với cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công và xây dựng Chính phủ số để tạo đột phá.
Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng cần chú trọng CCHC từ cơ sở, nghiên cứu giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, tăng cường cho cơ sở để giải quyết thủ tục, công việc cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và rà soát, cắt bỏ tất cả thủ tục không cần thiết với người dân, doanh nghiệp…
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024 theo nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024.
Cùng đó, khẩn trương rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tiếp tục cải cách các quy định về nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Ông cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện các biện pháp để triển khai có hiệu quả Nghị định 73/2023 về việc khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đồng thời, phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 26 của Thủ tướng về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Bộ TN&MT được giao phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ tăng cường kiểm tra chuyên đề về việc giải quyết TTHC trên lĩnh vực đất đai. “Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp thực hiện không đúng quy định, gây phiền hà, sách nhiễu người dân” - Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu bộ này tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai…
20/20 bộ ban hành hướng dẫn về vị trí việc làm công chức
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, đến nay đã có 20/20 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 13/15 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành.
“Đây là những kết quả bước đầu, giúp cho các bộ, ngành, địa phương có thêm cơ sở pháp lý trong việc xây dựng đề án vị trí việc làm của đơn vị, bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức gắn với sử dụng và quản lý hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức” - báo cáo của Bộ Nội vụ nhận định.
Cũng theo Bộ Nội vụ, từ tháng 9-2022 đến nay, 13/21 bộ, ngành đã ban hành và tham mưu ban hành 34 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án phân cấp 136/699 TTHC, chủ động phân cấp thêm ba TTHC ngoài Quyết định 1015 của Thủ tướng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành 100%, ba bộ là GTVT, Xây dựng, LĐ-TB&XH đạt trên 50%.

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia

Sáng 8/11, tại Cung Hòa Bình, Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam thăm chính thức Campuchia.

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia
Le don chinh thuc Thu tuong Pham Minh Chinh tham Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính và có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt. Đặc biệt, chuyến thăm càng thêm ý nghĩa khi diễn ra trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022", kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và đúng vào thời điểm nhân dân Campuchia đang long trọng kỷ niệm 69 năm Ngày độc lập (9/11/1953).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế“

“Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế...”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế“
Vào sáng 12/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc dự Hội nghị WEF

Sau hơn 3 giờ đồng hồ bay, vào lúc 16h25, ngày 25/6 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Bắc Kinh dự Hội nghị WEF.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc dự Hội nghị WEF
Vào lúc 16h25 chiều 25/6 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hạ cánh sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Đón đoàn tại sân bay có lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Thu tuong Pham Minh Chinh toi Trung Quoc du Hoi nghi WEF

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc. Ảnh Dân Trí.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.