Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế“

“Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế...”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế“
Vào sáng 12/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là Hội nghị "3 trong 1": Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giới thiệu nông sản đặc trưng của Vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị; xúc tiến đầu tư Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Đây cũng là hội nghị cuối cùng triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về 6 vùng KT-XH trên cả nước, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "nhất hô bá ứng, tiền hộ hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".
Chính phủ đang tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo như xây dựng, kiện toàn các hội đồng vùng và cơ chế hoạt động, cơ chế, chính sách, quy hoạch… để phát triển các vùng. Thủ tướng nhấn mạnh điều này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cùng chung tay làm, khẩn trương, quyết liệt, sát thực tế, khả thi và hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược quan trọng, cũng là cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế.
Quy mô kinh tế toàn vùng năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước (đứng thứ 2, sau vùng Đông Nam Bộ); GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ là 141,3 triệu đồng/năm).
Ngoài ra, nơi đây có kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, tốt so với các vùng trên cả nước, hội tụ đủ 5 phương thức vận tải; thu hút FDI tăng khá nhanh. Đến năm 2020, đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế (chiếm khoảng 31,4% tổng vốn cả nước)…
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Hồng hát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp. Cơ cấu thu ngân sách ở một số địa phương chưa bền vững, còn phụ thuộc vào một số ngành nhất định.
Thu tuong Pham Minh Chinh: “Vung Dong bang song Hong phai dan dat qua trinh co cau lai nen kinh te“
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng giao thông thiếu kết nối, chủ yếu đường bộ. Hạ tầng du lịch còn yếu. Hệ thống đô thị phát triển chưa đồng bộ; thiếu liên kết giữa các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông thôn; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu.
Thủ tướng lấy ví dụ, trước đây Nam Định có ưu thế phát triển hơn Hà Nam và Ninh Bình, nhưng hiện nay Hà Nam và Ninh Bình phát triển nhanh hơn, nguyên nhân quan trọng là hạ tầng giao thông kết nối của hai tỉnh này tốt hơn. Một ví dụ khác, khi Hải Phòng triển khai các công trình giao thông kết nối với Quảng Ninh và các tỉnh khác thì Hải Phòng phát triển bứt phá.
"Phân tích như vậy để thấy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Đội ngũ cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì dân, vì nước, vì lợi ích chung để biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương trong vùng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững để Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.
Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tập trung một số lĩnh vực gồm hạ tầng chiến lược kết nối, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường.

"Lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26"

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu.

"Lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26"
Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chủ trì Cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng: “Vui Xuân mới không quên nhiệm vụ“

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần và những triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Thủ tướng: “Vui Xuân mới không quên nhiệm vụ“
Chiều nay (3/2), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Dự họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ

Hai nhà lãnh đạo khẳng định coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước; nhất trí tăng cường trao đổi, đối thoại ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cao, bằng nhiều hình thức linh hoạt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ
Ngày 12/11/2022, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.