Thủ tướng: Chăm lo người có công với trách nhiệm lớn, nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm công tác đền ơn, đáp nghĩa, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Sáng 22/7, tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023.
Cùng dự có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và 300 đại biểu người có công đại diện cho 9,2 triệu người có công và thân nhân đến từ khắp mọi miền đất nước.
Thu tuong: Cham lo nguoi co cong voi trach nhiem lon, nghia tinh sau nang
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Nhật Bắc).
Những đại biểu người có công với cách mạng trong hội nghị là cán bộ lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, người vợ, người con trung hậu đảm đang, cựu thanh niên xung phong…
Trong số các đại biểu tham dự hội nghị, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm (Hà Nội) là đại biểu cao tuổi nhất khi tròn 98 tuổi và 13 đại biểu đã trên 90 tuổi.
Ngoài ra, còn có 25 đại biểu là người dân tộc thiểu số Hà Nhì, Hrê, Khmer, Mường, Nùng, Paco, Tà Riêng, Tày, Thái, Xê Đăng.
Thu tuong: Cham lo nguoi co cong voi trach nhiem lon, nghia tinh sau nang-Hinh-2
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi các Mẹ Việt Nam anh hùng (Ảnh: Nhật Bắc).
Trao tặng kỷ vật chiến tranh tới thân nhân cán bộ đi B
Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, 76 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.
Bộ trưởng thông tin, ngay trong dịp tháng 7 truyền thống lịch sử này, Chính phủ đã ban hành nghị định mới, nâng mức mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chủ tịch nước quyết định tặng quà tới hơn 1,4 triệu người có công và thân nhân.
Thể hiện trách nhiệm của thế hệ sau, theo Bộ trưởng, 6 năm qua, cả nước đã nỗ lực giải quyết hồ sơ tồn đọng. Kết quả, hơn 7.000 hồ sơ đã được giải quyết căn bản, trong đó trên 2.400 liệt sĩ được trình cấp bằng Tổ quốc ghi công, hơn 2.700 thương binh được hưởng chính sách.
Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH nhắc lại trường hợp cụ Phạm Khánh ở Thanh Chương, Nghệ An, được giải quyết chế độ sau 91 năm hi sinh; liệt sĩ Trang Hồng Vinh ở Trà Vinh hi sinh năm 1953 mà không còn hồ sơ nay các cơ quan cũng đã hoàn thành được tâm nguyện của gia đình.
Tính chung cả nước, 13.000 tỷ đồng đã được huy động để hỗ trợ hộ gia đình người có công xây dựng mới trên 84.000 căn nhà và sửa chữa trên 69.000 căn nhà tình nghĩa. Các cấp, ngành cũng tặng gần 126.000 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 1.000 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn. 2.988 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.
Thu tuong: Cham lo nguoi co cong voi trach nhiem lon, nghia tinh sau nang-Hinh-3
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm hỏi các Mẹ Việt Nam anh hùng (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng LĐ-TB&XH khái quát, những kết quả đó mang đậm nghĩa tình, tri ân sâu nặng, phần nào đã xoa dịu những đau thương, mất mát của thân nhân người có công, thể hiện được trách nhiệm của thế hệ đi sau đối với cống hiến, hi sinh của cha ông, đồng thời đánh dấu những nỗ lực của ngành LĐ-TB&XH trong thời gian vừa qua đối với công tác này.
Điểm nhấn trong hội nghị biểu dương cũng như hướng tới kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ năm nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề cập sự kiện trao tặng tượng trưng kỷ vật chiến tranh cho 15 cán bộ, thân nhân cán bộ đi B đã để lại.
Vị tư lệnh ngành nhắc lại, trong cuộc trường chinh bảo vệ tổ quốc, nửa thế kỷ trước, hàng triệu người con đi chiến trường với hành trang đem theo có cả những kỷ vật trân quý nhất. Hiện tại, Trung tâm lưu trữ quốc gia còn lưu giữ hơn 25.000 hiện vật, kỷ vật của các cán bộ đi B khi đó.
Trong mỗi bộ hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B được trao tặng lại gia đình, ngoài tài liệu phản ánh những thông tin cá nhân như sơ yếu lý lịch,… còn có nhiều kỷ vật như huân chương, huy chương, giấy khen, bằng khen, ảnh, nhật ký, sổ tay, thẻ tiết kiệm…
Thu tuong: Cham lo nguoi co cong voi trach nhiem lon, nghia tinh sau nang-Hinh-4
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng LĐ-TB&XH và lãnh đạo địa phương viếng nghĩa trang liệt sĩ tại Huế dịp kỷ niệm ngày 27/7 năm nay (Ảnh: Nhật Bắc).
Chăm lo người có công là nhiệm vụ chính trị quan trọng
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau thương. Đến giờ, những giọt nước mắt vẫn còn lăn trên má của bao người mẹ vì "ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ".
Những vết thương chiến tranh vẫn hằng ngày đau nhức, nhất là lúc trái nắng, trở trời, di chứng do chất độc da cam dày vò biết bao số phận. Những ánh mắt mòn mỏi ngóng trông, khắc khoải đợi chờ của những gia đình chưa có thông tin, chưa được biết phần mộ của con, của em, của vợ, chồng… ở đâu.
Thấu hiểu, sẻ chia với những nỗi đau đó, trong suốt 76 năm qua, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm công tác đền ơn, đáp nghĩa và ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, luôn coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Thu tuong: Cham lo nguoi co cong voi trach nhiem lon, nghia tinh sau nang-Hinh-5
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao kỷ vật và quà cho các người có công (Ảnh: Nhật Bắc).
Thủ tướng nhận định, đời sống của người có công và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được nâng lên và cải thiện về vật chất và tinh thần. Đến nay, 99% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, 99% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.
Trong giai đoạn 2012-2022, cả nước đã dành hơn 357.000 tỷ đồng để thực hiện chế độ đối với người có công và thân nhân, gia đình người có công, với những công việc như Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo.
Dù vậy, nỗi day dứt, trăn trở với người đứng đầu Chính phủ là đời sống của một bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính...
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương thời gian tới tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
"Với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, làm vơi đi nỗi nhớ, để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng được nâng lên, đầy đủ, tốt đẹp hơn", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia

Sáng 8/11, tại Cung Hòa Bình, Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam thăm chính thức Campuchia.

Le don chinh thuc Thu tuong Pham Minh Chinh tham Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính và có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt. Đặc biệt, chuyến thăm càng thêm ý nghĩa khi diễn ra trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022", kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và đúng vào thời điểm nhân dân Campuchia đang long trọng kỷ niệm 69 năm Ngày độc lập (9/11/1953).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế“

“Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế...”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Vào sáng 12/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

Thủ tướng thị sát dự án nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn thi công đặt lên hàng đầu, cố gắng bảo đảm tiến độ thi công.

Chiều 25/2, trong chương trình công tác tại tỉnh Hoà Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát dự án nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng do Tổng công ty Trường Sơn và Công ty Cổ phần xây dựng 47, Công ty LILAMA 10 liên danh triển khai thi công.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...