Thủ tướng: "Dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con số"

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao trước sự trưởng thành, lớn mạnh hơn của EVN và cả ngành điện trong năm 2024, đặc biệt đã bảo đảm cung ứng đủ điện với nhu cầu cao hơn (với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng trên 7%) mà không có sự cố, nhất là so với năm 2023 khi tăng trưởng GDP không cao lắm nhưng vẫn để xảy ra thiếu điện cục bộ.
Thu tuong:
Toàn cảnh buổi hội nghị. 
 Ghi nhận, đánh giá cao những thành quả của ngành điện trong năm 2024, Thủ tướng nêu bật thêm 3 ý nghĩa của công trình đường dây 500 kV mạch 3, ngoài những ý nghĩa nhiều mặt khác mà Thủ tướng đã nhiều lần đề cập. Thứ nhất, công trình cho thấy không có gì là không thể, chỉ là có quyết tâm làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và có biết cách làm hay không thôi. "Trong quá trình làm việc, sẽ có những người bàn làm và có người bàn lùi, có những người quyết tâm và có người không quyết tâm, nhưng đại đa số quyết tâm làm và biết cách làm thì sẽ làm được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thu tuong:

Thủ tướng Phạm Minh Chính pháp biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Thứ hai, công trình góp phần nâng cao vai trò, uy tín, vị thế của ngành điện trong lòng nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, với việc làm được những công trình tưởng như không thể làm được. Thứ ba, công trình thể hiện sự tự tin, bản lĩnh, thông minh, sáng tạo, vừa làm vừa hoàn thiện, vừa làm vừa đổi mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, việc triển khai công trình để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm.
Sắp tới, Thủ tướng đề nghị EVN và các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục làm tốt các công việc còn lại như hoàn nguyên môi trường, thanh quyết toán, chăm lo đời sống người dân bị ảnh hưởng, công tác khen thưởng. Với thực tế nước ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước). Muốn vậy phải có đột phá về tăng trưởng, đạt tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới. Như vậy, tăng trưởng điện sẽ còn cao hơn nữa, bởi cứ tăng trưởng GDP 1 thì cần tăng trưởng điện là 1,5.
Do đó, ngành điện phải có những đột phá, những công trình thế kỷ, những dự án mang tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và dứt khoát không để thiếu điện với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là mục tiêu khó, nhưng khó mấy cũng phải làm, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ rõ: "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Để thực hiện mục tiêu nói trên, Thủ tướng yêu cầu EVN và ngành điện phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sự bản lĩnh, kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; phát huy sức mạnh của ngành điện và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo đảm các khâu gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, giá điện phù hợp với doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp khác, huy động sức mạnh từ người dân và xã hội; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực.
Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật vào ngành điện, mà trước hết cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh kiên cường, hình ảnh của người thợ điện trong lòng nhân dân. Làm tốt các chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động, trong đó có những chính sách đặc thù nhưng cần hài hòa, hợp lý với các ngành, lĩnh vực khác và chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự Luật

Ngày 19/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Để tiếp tục tăng cường công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới và chuẩn bị tốt nhất các dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, góp ý các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung và tiến độ trình các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)...
Thu tuong chi dao tang cuong xay dung phap luat, hoan thien cac du Luat
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm chính thức New Zealand

Tối 9/3 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Auckland, bắt đầu thăm chính thức New Zealand.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.

Singapore bước vào thời kỳ “thế hệ lãnh đạo thứ tư”

Phó Thủ tướng Lawrence Wong, 51 tuổi, sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore được sinh ra sau thời điểm quốc đảo giành độc lập vào năm 1965.

Bên cạnh những thuận lợi, ông Lawrence Wong sẽ phải đối diện với những kỳ vọng và trọng trách lớn lao khi kế thừa di sản của những người tiền nhiệm.
Nội các mới của Singapore có gì đáng chú ý?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về việc phổ cập tiếng Anh

Đề cập tới việc phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: "Nếu thầy không có tiếng Anh, làm sao học sinh có tiếng Anh được? Thầy dạy toán cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ giáo viên ngoại ngữ...