Thứ làm sinh vật kỷ Jura tuyệt chủng đang “hồi sinh"?

Đá vôi từ một thị trấn Ý đã tiết lộ về một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Jura và thứ mà các nhà khoa học gọi là "lời cảnh báo từ vực sâu".

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Duke (Mỹ) đã phát hiện một manh mối quan trọng trong đá vôi ở ngoại ô thị trấn Mercato San Severino - Ý, làm sáng tỏ sự tuyệt chủng hàng loạt của sinh vật biển vào giữa kỷ Jura.

"Sự kiện này và những sự kiện tương tự là những ví dụ tốt nhất mà chúng ta có về những gì sẽ xảy ra với Trái Đất trong những thập kỷ và thế kỷ tiếp theo" - tờ SciTech Daily dẫn lời PGS Michael A. Kipp, trưởng nhóm nghiên cứu.

Thu lam sinh vat ky Jura tuyet chung dang “hoi sinh

Đá vôi Ý thu thập từ khu vực Mercato San Severino ở miền Nam nước Ý chứa các dấu vết phân tử của hóa học đại dương cổ đại - Ảnh: Mariano Remírez/ĐẠI HỌC GEORGE MASON.

Trong kỷ Jura, khi các loài bò sát biển như ngư long và thằn lằn cổ rắn phát triển mạnh, hoạt động núi lửa ở khu vực nay là Nam Phi đã giải phóng khoảng 20.500 tỉ tấn carbon dioxide (CO2) trong hơn 500.000 năm.

Lượng khí thải khủng khiếp này đã làm nóng các đại dương, khiến chúng mất oxy.

Kể từ khi cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đầu vào thế kỷ XVIII và XIX, hoạt động của con người đã thải ra lượng khí thải CO2tương đương 12% lượng khí thải trong thời kỳ núi lửa kỷ Jura.

Nhưng PGS Kipp cho biết tốc độ giải phóng CO2trong khí quyển nhanh chóng như hiện nay là chưa từng có trong lịch sử, khiến cho việc dự đoán thời điểm xảy ra một cuộc tuyệt chủng hàng loạt khác hoặc mức độ nghiêm trọng của nó là rất khó khăn.

Tuy vậy, hoạt động của con người thừa sức tạo ra một sự kiện thảm khốc tương tự kỷ Jura. Rõ ràng, khí thải nhà kính của con người đang làm một số vùng đại dương mất oxy.

"Lời cảnh báo từ vực sâu" này không chỉ đe dọa sinh vật biển, mà còn đe dọa một sinh vật trên hành tinh, bao gồm con người. Bởi một cuộc tuyệt chủng hàng loạt gây mất cân bằng sinh thái đến vậy luôn có tầm ảnh hưởng quy mô toàn cầu.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.

Bất ngờ sinh vật tưởng tuyệt chủng 25 năm bỗng quay lại thần kỳ

Tê tê khổng lồ (Smutsia gigantea) có thể dài tới 1,2m vẫn bị coi là một trong những loài bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới khiến chúng bị tuyệt chủng.

Trong tiếng Malaysia, từ pengguling có nghĩa là “người cuộn tròn”. Đó là cái tên hoàn hảo cho tê tê—một trong những loài động vật có vú quyến rũ nhất trên Trái đất.

Trông giống như một loài thú ăn kiến mặc áo giáp, tê tê nổi tiếng cuộn tròn cơ thể thành những 'quả bóng' chặt như một cơ chế phòng thủ. Số lượng của chúng bao gồm 8 loài thuộc 3 chi (Manis, Phataginus và Smutsia).

Bất ngờ từ xương quái thú 210 triệu năm

Musankwa sanyatiensis là một trong những loài quái thú vĩ đại nhất vào kỷ Tam Điệp.

Theo SciTech Daily, hóa thạch không hoàn chỉnh của một quái thú chưa từng được ghi nhận trong hồ sơ cổ sinh vật học đã được tìm thấy trong các tảng đá kỷ Tam Điệp ở lưu vực Mid-Zambezi - Zimbabwe.

Bat ngo tu xuong quai thu 210 trieu nam

Ngày tuyệt chủng của loài người phải đối mặt với sức nóng cực độ

Loài người thích tưởng tượng về ngày tận thế, luôn có nhiều giả thuyết, chẳng hạn như lời tiên đoán của người Maya, hay lời tiên đoán về ngày tận thế của Hawking...

Một số phim, tiểu thuyết và các loại hình nghệ thuật khác cũng lấy đây làm cơ hội kinh doanh và tạo ra nhiều tác phẩm mà công chúng thích xem.

Những tác phẩm này bao gồm các lý thuyết công khai của các nhà khoa học về nguyên nhân tuyệt chủng của loài người, bao gồm virus hoành hành, va chạm giữa các thiên thể, các cuộc khủng hoảng khác nhau do chiến tranh gây ra, mực nước biển dâng cao do hiệu ứng nhà kính và các thảm họa do hoạt động của mặt trời gây ra, các vụ phun trào núi lửa, sóng thần, và thậm chí cả những cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh là vô tận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới