"Thu giá": sai rồi thì nên sửa

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chọn sai ngôn ngữ, mà sai thì nên sửa, không nên viện cớ gốc rễ là luật, là nghị định - đại biểu Lê Thanh Vân góp ý về việc thay cách gọi "thu phí" bằng "thu giá".

"Thu giá": sai rồi thì nên sửa
Trả lời báo chí bên lề họp Quốc hội chiều nay 23/5, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhận định việc Bộ Giao thông vận tải thay từ "trạm thu phí" đã phổ biến từ trước đến nay bằng "trạm thu giá" là cách dùng ngôn ngữ "gây hiểu lầm, hiểu sai".
"Anh Thể đang giải thích theo hướng các trạm BOT là sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư, từ xây dựng đến hoạt động đến chuyển giao, thì phải tính đến lợi nhuận thu được để bù đắp cho đầu tư ban đầu. Anh Thể cố gắng giải thích là việc đó phải làm sao để có lợi cho cả nhà nước, người dân và doanh nghiệp", ông Lê Thanh Vân ghi nhận.
Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội chiều 22-5, bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể có giải thích gọi "trạm thu giá" là vì "BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá" - Ảnh: VIỆT DŨNG
 Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội chiều 22-5, bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể có giải thích gọi "trạm thu giá" là vì "BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá" - Ảnh: VIỆT DŨNG
Nhưng theo ông, chữ "giá" trong "trạm thu giá" của Bộ GTVT là không có nghĩa căn cứ theo từ điển tiếng Việt.
"Người dân phản ứng là có căn cứ để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Đã là nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực, dễ hiểu và trước hết là thuần Việt", ông Lê Thanh Vân nói.
Đại biểu Cà Mau chỉ ra theo Luật Giá, giá phải phản ánh đúng chi phí đầu vào đầu ra, lợi ích cho các bên, là quy tắc để tính toán nghĩa vụ đóng góp của những người sử dụng dịch vụ. Theo cả Luật Giá và Luật Phí, lệ phí đều không để "duy danh định nghĩa" tên gọi của cái trạm đó là "trạm thu giá" được.
"Những người tham gia giao thông, nhất là các tài xế xe tải, phản ứng các trạm thu phí BOT thời gian qua đâu phải ở chỗ gọi là gì, mà ở mức giá. Trong chuyện này, thoả thuận của nhà đầu tư với người chấp nhận dịch vụ chính là chi phí mà người tham gia giao thông phải bỏ ra có hợp lý so với mức đầu tư của nhà đầu tư không", ông Lê Thanh Vân trao đổi tiếp.
"Cao quá thì người ra sẽ phản ứng, vừa phải là họ chấp nhận. Đó là một hợp đồng bất thành văn giữa một bên là nhà đầu tư với một bên là người tham gia giao thông về việc chấp nhận mua vé".
Ông Lê Thanh Vân cũng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là, đã là BOT thì phải có một bên đầu tư và bên kia hưởng dịch vụ, còn nhà nước có trách nhiệm cung cấp giao thông phổ biến nhất cho nhân dân. Những gì mà nhà nước thu của nhân dân thông qua thuế, ngân sách, nhà nước phải đảm bảo giao thông tối cần thiết cho nhân dân.
Đó chính là các tuyến quốc lộ, mà quốc lộ thì nhất định không được thu phí. Chỉ những chỗ các doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư để người dân có sự lựa chọn tốt hơn thì mới được thu tiền".
Với việc Bộ GTVT căn cứ vào chữ nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật để lý giải cho cách gọi "trạm thu giá", đại biểu Cà Mau không đồng tình.

Nhà đầu tư BOT phải “xả” trạm thu giá khi ùn tắc dịp 2/9

Tổng cục Đường bộ VN yêu cầu nhà đầu tư BOT phải mở barie, “xả” trạm thu phí nếu xảy ra tình trạng ùn tắc.

Nhà đầu tư BOT phải “xả” trạm thu giá khi ùn tắc dịp 2/9
Tổng cục Đường bộ VN vừa yêu cầu các nhà đầu tư BOT, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN, Tổng công ty ĐTPT & QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long phải mở barie, “xả” trạm thu phí (thu giá ) nếu xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhằm đảm bảo trật tự ATGT dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Nha dau tu BOT phai “xa” tram thu gia khi un tac dip 2/9
 Nhà đầu tư BOT phải "xả" trạm khi xảy ra ùn tắc tại trạm thu giá dịp 2/9 - (Ảnh minh họa)

Thái Nguyên: Khó di dời trạm BOT Bờ Đậu

Đại diện nhà đầu tư dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới cho rằng, phương án bỏ trạm BOT Bờ Đậu và di dời lên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là không khả thi.
 

Thái Nguyên: Khó di dời trạm BOT Bờ Đậu
UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây có văn bản đề nghị Bộ GTVT dỡ bỏ 1 trạm BOT Bờ Đậu (đặt trên QL3 cũ (Km77+922, QL3 cũ), cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đặt trạm tại đây. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư cho biết, phương án này không khả thi.
Trao đổi với VietNamNet chiều qua, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch HĐTV tập đoàn Cienco4 - đại diện liên danh nhà đầu tư cho rằng, các hạng mục bổ sung chỉ được thực hiện sau khi dự án thu phí hoàn vốn.
“Hợp đồng cũ của dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp mở rộng QL3 đến nay vẫn chưa được thực hiện, nên việc huy động vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ ngân hàng để đầu tư hạng mục bổ sung mở rộng, hoàn thiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên rất khó khăn và không khả thi”, ông Huỳnh nói.
Chủ đầu tư cho rằng không thể di dời trạm thu giá trên QL3 cũ.
Chủ đầu tư cho rằng không thể di dời trạm thu giá trên QL3 cũ. 
Trong khi đó, đại diện Vụ Đối tác công tư (PPP- Bộ GTVT) cho hay, phương án tỉnh Thái Nguyên đề xuất chỉ là 1 trong số 4-5 phương án được tính đến để giải quyết tồn tại dự án Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 hiện nay.
Tuy nhiên, qua tính toán sơ bộ, phương án dời trạm thu giá về cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên không mấy khả thi do đây là 2 dự án khác nhau, nguồn đầu tư khác nhau.
Đề xuất 3 phương án
Để giải quyết tình trạng dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng QL3 cũ hoàn thành đưa vào khai thác gần 1 năm vẫn chưa được thu phí, liên danh nhà đầu tư dự án vừa đề xuất 3 phương án.
Một là, giữ nguyên 2 trạm thu giá tại dự án (1 trạm đặt trên QL3 cũ và 1 trạm trên QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới) theo hợp đồng đã ký kết, cho phép nhà đầu tư tổ chức thu giá hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành. Miễn giảm cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận đã được địa phương và nhà đầu tư thống nhất.
Hai là, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu giá, vị trí đặt trạm, mức giá; trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách.
Ông Huỳnh phân tích: “Nếu chỉ thu phí trên tuyến QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới, dự án không thể hoàn vốn vì lưu lượng xe chỉ chiếm 10 - 15% trên tổng lưu lượng của toàn tuyến. Các phương tiện sẽ tiếp tục tập trung đi vào QL3 cũ, khiến tuyến đường này và hệ thống đường ngang trên QL3 sẽ bị tàn phá, xuống cấp”.
Theo tính toán sơ bộ, dự án chỉ đặt 1 trạm thu giá trên tuyến QL3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn, ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Ba là, nhà đầu tư đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án. Số tiền mua lại khoảng 3.000 tỷ đồng, gồm giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, lãi vay ngân hàng và phần lãi đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Đại diện Vụ PPP cho biết, ngay trong tuần này Bộ GTVT sẽ họp để chọn ra phương án khả thi nhất.

Năm 2018: Bộ GTVT “quyết” dán tem thu giá tự động trên 3 triệu ôtô lưu hành

Bằng nhiều biện pháp, Bộ GTVT đặt mục tiêu dán tem thu giá tự động trên toàn bộ ôtô đang lưu hành trên cả nước để đưa việc thu giá tự động không dừng vào hoạt động thực chất.

Năm 2018: Bộ GTVT “quyết” dán tem thu giá tự động trên 3 triệu ôtô lưu hành
 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.