Thông tin mới vụ 3 bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này, đây là lần thứ 2 xuất hiện chùm tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ở nước ta. 

Thông tin mới vụ 3 bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin

Nhiều thông tin mới về vụ 3 bé sơ sinh ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin viêm gan B được đưa ra sau buổi làm việc của đoàn chuyên gia của Bộ Y tế do GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, với Sở Y tế Quảng Trị tối ngày 21/7 và Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa sáng nay, 22/7.

Công bố kết quả khám nghiệm tử thi 3 trẻ tử vong

Tại buổi làm việc, tối 21/7/2013 với đoàn chuyên gia Bộ Ytế ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, đã báo cáo kết luận giám định tử thi của 3 trẻ tử vong ngày 20/7.

GS. TS Nguyễn Trần Hiển đi thăm và tặng quà mẹ một bé sơ sinh tử vong đang điều trị tại bệnh viện.
 GS. TS Nguyễn Trần Hiển đi thăm và tặng quà mẹ một bé sơ sinh tử vong đang điều trị tại bệnh viện. 

Theo đó, kết quả khám nghiệm cho thấy: mặt của các trẻ bị phù. Mặt, môi, móng chân và tay bị tím. Đùi phải có vết tiêm chích nhỏ bằng đầu đinh ghim và có hiện tượng phản ứng cơ điện 4 x 4 cm thâm tím. Các khoang màng phổi có dịch xuất tiết; xuất huyết thâm mạc phổi và ngoại tâm mạc, ngoài màng cứng não; xung huyết gan, thận; phù não...
Sáng nay, 22/7 đoàn chuyên gia tiếp tục làm việc với Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa. Đoàn trực tiếp thực hiện tìm hiểu kiểm tra quy trình cấp, bảo quản, sử dụng vắc xin cũng như làm việc với các y bác sĩ trực tiếp cấp phát thuốc và tiêm phòng cho trẻ và với thầy thuốc liên quan đến quá trình theo dõi sức khỏe, hộ sinh cho 3 em bé tử vong tại bệnh viện này trong suốt thời gian từ khi trẻ sinh cho đến lúc tử vong. 
Trao đổi với báo chí, GS.TS Nguyễn Trần Hiển Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, trưởng đoàn chuyên gia bộ Y tế cho biết: "Ba nguyên nhân có thể liên quan đến vụ việc này là: Chất lượng vắc xin; cách bảo quản và tiêm; các bệnh lâm sàng của 3 trẻ. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể đưa ra kết luận chính thức nào về vấn đề này".
Lần thứ 2 xảy ra chùm tai biến nguy hiểm liên quan vắc xin viêm gan B
Như vậy đến thời điểm này, đây là lần thứ 2 xuất hiện chùm tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ở nước ta. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Trước đó năm 2007 đã xảy ra hoàng loạt các ca tai biến ở trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Chỉ trong vòng khoảng hai tuần lễ (từ 23/4/2007 đến 7/5/2007), có tới 4 trẻ sơ sinh tai biến nặng nề ngay sau tiêm vắc xin viêm gan B do LG (Hàn Quốc sản xuất), 3 em bé trong số đó đã tử vong và một em bé được điều trị cấp cứu.
Còn trong khoảng thời gian từ năm 2007-2008, có tới 10 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh. 
Sau đó Bộ Y tế cũng đã tổ chức kiểm tra theo đúng quy trình cũng như mời các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra đánh giá nguyên nhân 10 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin trên. 
Kết quả là các chuyên gia của WHO cũng không tìm thấy bằng chứng tử vong là do chất lượng vắc xin và dịch vụ tiêm chủng. Đa số các trường hợp này liên quan đến việc trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ như bệnh tim bẩm sinh, viêm phế quản, sặc sữa, đẻ non, suy hô hấp…
Ý kiến các chuyên gia về tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh:
TS-BS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế: “Việc chỉ định tiêm cần lưu ý với trẻ sơ sinh, vì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Cần lưu ý khám sàng lọc trước tiêm, vì có một số bệnh bẩm sinh không nên tiêm hoặc trì hoãn tiêm, mặc dù ở trẻ sơ sinh việc khám sàng lọc khá khó khăn”.
GS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế: “Việc điều tra các phản ứng sau tiêm vắc xin cần lưu ý, nếu tai biến liên quan đến cơ địa thì chỉ xảy ra riêng lẻ, cá nhân. Còn nếu sự cố sau tiêm là chùm tai biến với cùng một lô vắc xin cần xem xét các yếu tố liên quan tác động đến chất lượng của vắc xin. Chất lượng của vắc xin có thể do sản xuất nhưng cũng phụ thuộc điều kiện bảo quản, tuân thủ về vô khuẩn”.
GS-BS Nguyễn Đình Bảng, thành viên Hội đồng tư vấn vắc xin sinh phẩm Bộ Y tế: “Cần xem xét thực hành tiêm chủng đối với vắc xin này. Với một lọ vắc xin được lấy trong tủ lạnh, phải được để ấm trước khi tiêm cho trẻ, nếu tiêm ngay cơ thể trẻ có thể sốc vì lạnh”.
GS-TS Nguyễn Thu Vân – chuyên gia đầu ngành về vắc xin cho biết, vắc xin cơ bản là an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm mỗi cơ thể phản ứng với vắc xin khác nhau nên có trẻ sau tiêm bị sốt nhẹ, sốt cao, có trẻ bị sốc phản vệ. Thực tế, có trường hợp cùng một lô thuốc, thậm chí cùng tiêm 1 lọ thuốc nhưng có trẻ tử vong, có trẻ bình thường. GS Vân giải thích, đó là do cơ địa mỗi trẻ khác nhau, có phản ứng với vắc xin khác nhau.
PGS-TS Ngô Minh Xuân, Chủ tịch Hội Chu sinh - sơ sinh TP.HCM, cho rằng với những bà mẹ mang thai có nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B (VGSVB), thì theo hướng dẫn chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và trong nước, cần tiêm phòng bệnh cho trẻ sau sinh trong vòng 24 giờ đầu để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao.

PGS-TS Ngô Minh Xuân: “Mặc dù tiêm mũi đầu tiên ngừa bệnh viêm gan siêu vi B càng sớm càng tốt cho bé sau sinh, nhưng bác sĩ cần phải khám sàng lọc kỹ cho bé, khi thấy trẻ thật sự khỏe thì mới cho tiêm, chứ không phải vừa sinh ra là cứ thế tiêm ngay. Bởi vì có những bé mắc bệnh tim, bệnh rối loạn chuyển hóa, hay những bệnh lý bẩm sinh nào đó khác, nhưng lúc mới vừa sinh ra chưa biểu hiện bệnh, mà 2 giờ sau mới có triệu chứng. Việc tiêm vắc xin ngay khi vừa sinh mà chưa khám sàng lọc, nếu có xảy ra biến chứng hoặc tử vong sẽ không biết được nguyên nhân do trùng lắp bệnh, hay do chất lượng vắc xin, kỹ thuật tiêm...”.

Ăn rau câu, cháu bé 4 tuổi tử vong

(Kiến Thức) - Cháu trai 4 tuổi vừa ăn một hũ rau câu xong thì bất ngờ tím tái, sùi bọt mép, lăn đùng ra nền nhà rồi tử vong.

Ăn rau câu, cháu bé 4 tuổi tử vong

8h sáng nay (17/7), tại căn nhà trọ khu phố Bình Hòa phường Lái Thiêu thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, chị Trần Thị Sang cho con trai Nguyễn Cao Khang 4 tuổi ăn thạch rau câu mua ở chợ Bình Hòa. Vừa ăn xong thì cháu Khang ngã vật ra nền nhà, người tím tái, sùi bọt mép.

Ngay lập tức vợ chồng anh đưa con trai vào bệnh viện đa khoa Thuận An cấp cứu. Tuy nhiên bác sĩ cho biết con trai anh đã tử vong. 

3 bé sơ sinh cùng tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B

(Kiến Thức) - Sáng nay, sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, 3 bé sơ sinh ở Hướng Hóa, Quảng Trị đã có biểu hiện tím tái, khó thở và tử vong ngay sau đó.

3 bé sơ sinh cùng tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B

Ba bé sơ sinh tử vong là con của Anh Nguyễn Đình Đạo (trú tại khóm Đông Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) Cháu bé thứ 2 là con anh Hồ Văn Hang (trú tại bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa) và cháu bé thứ 3 (chưa rõ danh tính) cũng ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.

Một cháu bé đã tử vong và người nhà. Ảnh: Lao động
 Một cháu bé đã tử vong và người nhà. Ảnh: Lao động

Sắp có kết luận vụ 3 bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất về nguyên nhân tử vong của 3 cháu bé sơ sinh ở Quảng Trị nghi là do sốc phản vệ sau tiêm.

Sắp có kết luận vụ 3 bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin
3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị tử vong ngay sau khi tiêmvắc xin viêm gan B loại vắc xin tiêm trong 24h
3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị tử vong ngay sau khi tiêmvắc xin viêm gan B loại vắc xin tiêm trong 24h

"Ba liều vắc xin viêm gan B đã tiêm cho 3 trẻ sơ sinh thuộc lô vắc xin V-GB 020812E được sản xuất tháng 9/2012được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tiếp nhận vào ngày 18/7/2013 theo chương trình tiêm vắc xin mở rộng do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị cấp cho bệnh viện. Lô vắc xin này có hạn sử dụng tới năm 2015.

Về nguyên nhân tử vong của 3 cháu bé được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị báo cáo nghi là do “sốc phản vệ” sau khi tiêm thuốc.

Trao đổi với phóng viên: "Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra chúng tôi đã thông tin đến các đơn vị trong ngành, đồng thời niêm phong lô văcxin đã sử dụng tiêm cho 3 cháu bé và gửi cho các cơ quan liên quan điều tra làm rõ nguyên. Ngay chiều 20/7 đội pháp y của công an tỉnh Quảng Trị đã thực hiện khám nghiệm tử thi cho các bé. Đến khoảng 16h, mọi việc đã được hoàn tất, thi thể các cháu bé được chuyển cho gia đình để mai táng. Kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra khi có kết quả xét nghiệm".

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.