Thói quen khi ngủ không giúp tỉnh táo, khiến cơ thể ngày càng đuối sức

Thói quen khi ngủ không giúp tỉnh táo, khiến cơ thể ngày càng đuối sức

(Kiến Thức) - Giấc ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi. Tuy nhiên, có những thói quen khi ngủ không giúp bạn hồi phục năng lượng. Thậm chí khiến cơ thể ngày càng đuối sức.

Bật đèn khi ngủ tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu được thực hiện ở hàng nghìn phụ nữ Mỹ và Puerto Rico, các nhà khoa học nhận thấy người có  thói quen khi ngủ bật đèn hoặc bật tivi sẽ có nguy cơ tăng 5kg khoảng 17%, béo phì 22% và thừa cân đột ngột 33%.
Bật đèn khi ngủ tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu được thực hiện ở hàng nghìn phụ nữ Mỹ và Puerto Rico, các nhà khoa học nhận thấy người có thói quen khi ngủ bật đèn hoặc bật tivi sẽ có nguy cơ tăng 5kg khoảng 17%, béo phì 22% và thừa cân đột ngột 33%.
Bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não tiết lượng lớn melatonin giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất.
Bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não tiết lượng lớn melatonin giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất.
Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng. Bên cạnh đó, ánh sáng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ hormone do não tiết ra. Duy trì trong thời gian dài, ánh sáng từ đèn có thể khiến cơ thể ngừng tiết hormone tăng trưởng.
Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng. Bên cạnh đó, ánh sáng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ hormone do não tiết ra. Duy trì trong thời gian dài, ánh sáng từ đèn có thể khiến cơ thể ngừng tiết hormone tăng trưởng.
Thói quen há miệng khi ngủ. Há miệng khi ngủ trong thời gian dài có thể gây nên sự phát triển bất thường trên gương mặt. Trang Brightside từng đưa tin, thở bằng miệng khiến phần dưới gương mặt dài hơn.
Thói quen há miệng khi ngủ. Há miệng khi ngủ trong thời gian dài có thể gây nên sự phát triển bất thường trên gương mặt. Trang Brightside từng đưa tin, thở bằng miệng khiến phần dưới gương mặt dài hơn.
Ngoài việc nửa dưới khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng còn có thể dẫn đến tình trạng mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở trẻ sau 5 tuổi.
Ngoài việc nửa dưới khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng còn có thể dẫn đến tình trạng mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở trẻ sau 5 tuổi.
Việc há miệng khi ngủ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe như ngưng thở, ngủ ngáy. Đặc biệt, khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và khoang miệng, trong đó bao gồm cả nướu. Điều này làm thay đổi môi trường vi khuẩn sống trong miệng, gây các vấn đề về nướu, sâu răng.
Việc há miệng khi ngủ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe như ngưng thở, ngủ ngáy. Đặc biệt, khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và khoang miệng, trong đó bao gồm cả nướu. Điều này làm thay đổi môi trường vi khuẩn sống trong miệng, gây các vấn đề về nướu, sâu răng.
Thở bằng miệng cũng khiến vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng.
Thở bằng miệng cũng khiến vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng.
Thói quen dùng tay làm gối khi ngủ. Dùng tay làm gối khi ngủ không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi dùng tay làm gối có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Thói quen dùng tay làm gối khi ngủ. Dùng tay làm gối khi ngủ không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi dùng tay làm gối có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Làm như vậy trong thời gian dài, tay chân dễ tê nhức. Đồng thời làm tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến trào ngược thực quản, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Làm như vậy trong thời gian dài, tay chân dễ tê nhức. Đồng thời làm tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến trào ngược thực quản, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Nằm nghiêng. Thay đổi tư thế trong lúc ngủ là việc nhiều người vẫn làm. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ưu tiên ngủ nghiêng bên phải. Ở trạng thái này, cơ thể tương đối thoải mái, chân tay co duỗi tự nhiên và tim không bị đè nén.
Nằm nghiêng. Thay đổi tư thế trong lúc ngủ là việc nhiều người vẫn làm. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ưu tiên ngủ nghiêng bên phải. Ở trạng thái này, cơ thể tương đối thoải mái, chân tay co duỗi tự nhiên và tim không bị đè nén.
Nằm nghiêng phải cũng giúp duy trì độ cong bình thường cho cột sống, giảm áp lực cho lưng và cổ. Từ đó, hạn chế hiện tượng ngưng thở.
Nằm nghiêng phải cũng giúp duy trì độ cong bình thường cho cột sống, giảm áp lực cho lưng và cổ. Từ đó, hạn chế hiện tượng ngưng thở.
Dù vậy, điểm bất lợi của tình trạng nằm nghiêng khi ngủ là nó làm da mặt tiếp xúc trực tiếp với gối, chèn ép làm tăng khả năng hình thành nếp nhăn. Ảnh: Internet.
Dù vậy, điểm bất lợi của tình trạng nằm nghiêng khi ngủ là nó làm da mặt tiếp xúc trực tiếp với gối, chèn ép làm tăng khả năng hình thành nếp nhăn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Bật mí công dụng bắp cải đối với sức khỏe. Nguồn: Meovatcuocsong.

GALLERY MỚI NHẤT