Thổ Nhĩ Kỳ phân hóa sâu sắc sau vụ đánh bom Ankara

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ bị phân hóa sâu sắc sau vụ đánh bom ở Ankara, một vụ đánh bom đẫm máu mà chính quyền Tổng thống Erdogan phải chịu một phần trách nhiệm.

Thổ Nhĩ Kỳ phân hóa sâu sắc sau vụ đánh bom Ankara
Đó là nhận định của nhà báo Hasnain Kazim, phóng viên thường trú của tạp chí Spiegel của Đức ở Istanbul.
Tho Nhi Ky phan hoa sau sac sau vu danh bom Ankara
Nhà báo Hasnain Kazim: Thổ Nhĩ Kỳ bị phân hóa sâu sắc sau vụ đánh bom ở thủ đô Ankara.
Theo nhà báo Hasnain Kazim, có vẻ ngớ ngẩn về chính trị, khi cho rằng một chính khách có thể thâu tóm quyền lực bằng cách đánh bom các đối thủ chính trị của ông ta. Điều này có thể xảy ra ở Iraq hoặc Afghanistan, nhưng khó có thể xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia đang tự hoàn thiện để gia nhập Liên minh Châu Âu.
Kể từ vụ đánh bom ở Ankara làm gần 100 người thiệt mạng, các bên đã dổ lỗi lẫn nhau và người ta cũng không loại trừ động cơ chính trị đằng sau vụ đánh bom đẫm máu này. Thực tế cho thấy đây đã là vụ đánh bom lần thứ ba kể từ tháng 6/2015 nhắm vào người Kurd, cánh tả và phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Đó là vụ nổ bom trong cuộc mít tinh của đảng HDP ủng hộ người Kurd ngày 5/6 làm 3 người thiệt mạng; vụ đánh bom liều chết ở thị trấn Suruc nhắm vào thanh niên cánh tả muốn giúp người Kurd xây dựng lại thị trấn Kobane bị phiến quân IS tàn phá và làm chết 32 người; vụ đánh bom đẫm máu ở trung tâm thủ đô Ankara ngày 10/10 làm gần 100 người chết, trước một cuộc tuần hành do các nghiệp đoàn, các nhóm cánh tả và HDP kêu gọi tiến hành.  
Cho đến nay, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nói nghi can hàng đầu là các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, nhưng không chịu đưa ra các bằng chứng mang tính thuyết phục.
Chính sự mập mờ này đã khiến cho người ta đặt câu hỏi: Thế còn các phân tử dân tộc chủ nghĩa, những phần tử cứng rắn mang tên “Sói xám” trong đảng AKP cầm quyền thì sao? Tại sao các nhà điều tra không đi theo hướng này? Tại sao cảnh sát lại vắng mặt trong cả ba vụ đánh bom vào các cuộc mít tinh và biểu tình của cánh tả và người Kurd?
Có một nghịch lý là trong khi tuyên bố IS là nghi can hàng đầu, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ lại ngay lập tức dội bom vào lực lượng của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), chứ không phải phiến quân IS ở miền bắc Syria. Trước đó, PKK đã tuyên bố tạm thời đơn phương ngừng bắn trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức vào đầu tháng tới.
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang lo ngại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/11 vẫn không mang lại cho đảng cầm quyền đa số tuyệt đối để một mình lãnh đạo đất nước. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy AKP sẽ không giành được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/11 và Tổng thống Erdogan không thể hiện thực hóa giấc mộng có quyền lực bao trùm. Có lẽ vì thế mà ông Erdogan muốn trì hoãn bầu cử Quốc hội và qua đó, duy trì quyền lực lâu hơn nữa.
Nếu đó quả thực là mưu đồ của Tổng thống Erdogan, thì điều này sẽ châm ngòi tình trạng đối đầu giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị phân hóa và đảng HDP khó có thể thuyết phục được thanh niên người Kurd xa lánh các hành động báo thù. Bạo lực có nguy cơ bị đáp trả bằng bạo lực.
Có một thực tế đáng buồn là bất kể thủ phạm vụ đánh bom đẫm máu ở trung tâm thủ đô Ankara thuộc tổ chức nào, thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị tụt xuống ngang hàng với các quốc gia vốn sử dụng bạo lực làm phương tiện giải quyết các mâu thuẫn chính trị.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng chống IS để đánh… người Kurd

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS để tấn công các lực lượng người Kurd ở Iraq và Syria mà nước này vốn coi là hiểm họa lâu dài.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng chống IS để đánh… người Kurd
Lực lượng người Kurd ở Syria tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS, nã pháo vào một thị trấn biên giới do lực lượng này kiểm soát. Cáo buộc nói trên  bộc lộ vai trò phức tạp của Ankara trong cuộc nội chiến Syria, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công cả phiến quân IS lẫn lực lượng của Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức bị cấm nhưng đã tham gia các cuộc hòa đàm với Ankara trong năm 2012.
Tho Nhi Ky loi dung chong IS de danh… nguoi Kurd
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đối diện với thị trấn Kobane hiện do người Kurd cai quản. 
Theo tuyên bố của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd,  xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo dồn dập vào các vị trí của YPG ở thị trấn Zur Maghar trong lãnh thổ Syria. Vụ nã pháo này làm bị thương bốn chiến binh của YPG và các đồng minh A-rập.

Bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Các chính khách đối lập tố cáo Tổng thống Erdogan mưu toan tổ chức bầu cử trước thời hạn và châm ngòi bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ dường như không tiến triển và một cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn có thể sẽ được tổ chức, giữa lúc bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bao dong chinh tri bung phat o Tho Nhi Ky
Bạo lực bùng phát sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố cuộc chiến toàn diện chống khủng bố, chủ yếu nhắm vào người Kurd. 
Trong hai ngày qua, một loạt những vụ tấn công - trong đó có vụ nổ súng vào Lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul và một vụ nổ bom xe hơi tối 9/8 cách đó không xa - đã làm gia tăng lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ đang bị cuốn hút vào cơn xoáy bạo động chỉ vài tuần sau khi chính phủ ở Ankara tuyên bố phát động điều mà họ mô tả là “một cuộc chiến đồng bộ chống khủng bố”.

Hạm đội Caspea tấn công IS: Bé hạt tiêu

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia nhận định, việc các tàu chiến nhỏ của Hạm đội Caspea phóng tên lửa hành trình tấn công Syria đã làm thay đổi quan niệm về chiến tranh hải quân.

Hạm đội Caspea tấn công IS: Bé hạt tiêu

Một trang báo mạng Mỹ nhận định rằng Nga đã thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn khái niệm “phân bổ sát thương” so với người Mỹ khi biến các tàu chiến nhỏ của Hạm đội Caspea trở thành “vũ khí đầy uy lực” trong chiến dịch quân sự ở Syria.

Tau chien nho cua Ham doi Caspea: Be hat tieu
Hình ảnh trong một cuộc diễn tập của Hạm đội Caspi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.