Bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Các chính khách đối lập tố cáo Tổng thống Erdogan mưu toan tổ chức bầu cử trước thời hạn và châm ngòi bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ dường như không tiến triển và một cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn có thể sẽ được tổ chức, giữa lúc bạo động chính trị bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bao dong chinh tri bung phat o Tho Nhi Ky
Bạo lực bùng phát sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố cuộc chiến toàn diện chống khủng bố, chủ yếu nhắm vào người Kurd. 
Trong hai ngày qua, một loạt những vụ tấn công - trong đó có vụ nổ súng vào Lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul và một vụ nổ bom xe hơi tối 9/8 cách đó không xa - đã làm gia tăng lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ đang bị cuốn hút vào cơn xoáy bạo động chỉ vài tuần sau khi chính phủ ở Ankara tuyên bố phát động điều mà họ mô tả là “một cuộc chiến đồng bộ chống khủng bố”.
Một số cuộc thăm dò công luận hồi gần đây cho thấy Đảng Công lý và Phát triển (AKP) đương quyền có thể tăng thêm đôi chút tỉ lệ phiếu trong một cuộc bầu cử trước thời hạn và sẽ có thể, một lần nữa, thành lập một chính phủ một đảng. Tháng Sáu vừa qua, AKP đã bị mất thế đa số ở quốc hội, một phần vì sự thắng lợi đáng kể của một đảng thân người Kurd. Tuy nhiên, các giới chức AKP nói với VOA rằng cuộc thăm dò của đảng này cho tới nay chỉ cho thấy một sự chuyển dịch không lớn của ý kiến công chúng.
Cuộc thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp chỉ còn 30 ngày nữa là tới thời hạn chót và các nhà lãnh đạo của Đảng nhân dân Cộng hoà tố cáo Tổng thống Erdogan đang câu giờ. Họ nói rằng ông Erdogan bề ngoài thì khuyến khích Thủ tướng tạm quyền Ahmed Davutoglu tìm kiếm một đảng liên minh để thành lập chính phủ nhưng bên trong thì chuẩn bị bầu cử trước thời hạn giữa lúc có những mối lo ngại về an ninh và bạo động leo thang.
Họ tố cáo chính phủ của AKP châm ngòi bạo động gia tăng qua việc sử dụng một phương pháp mạnh tay trong lãnh vực an ninh để khích động chủ nghĩa dân tộc – một tố cáo mà các giới chức chính phủ đã bác bỏ.
Trong khi đó, ông Selahattin Demirtas – lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhân dân thân người Kurd, chỉ trích chính phủ về chiến dịch chống khủng bố đang tiếp diễn. Ông nói AKP đang mưu tìm những lợi ích chính trị qua việc tạo ra một nhận thức sai lạc là đất nước đang đối mặt với một mối đe dọa sống còn. Ông Demirtas nói: “Hoà bình là cấp bách. Ông Davutoglu chúng tôi không thỉnh cầu ông làm việc này. Ông có bổn phận phải làm.”
Trong lúc cuộc ngưng bắn kéo dài trong hai năm qua giữa Ankara và đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã bị đổ vỡ, những phần tử đòi ly khai người Kurd đã gia tăng những vụ tấn công nhắm vào nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.
Bốn cảnh sát thiệt mạng và một cảnh sát viên bị thương nặng trong một vụ nổ mìn ngày 10/8 ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối tuần qua, ba cảnh sát thiệt mạng trong hai vụ tấn công của PKK tại hai tỉnh Sirnak và Mardin ở miền đông nam. Một cảnh sát khác qua đời vì thương tích khi đơn vị của ông bị những dân quân liên hệ với PKK tấn công ở thị trấn Silopi. Các phần tử PKK cũng bắn vào một chiếc trực thăng quân sự ở tỉnh Sirnak, giết chết một binh sĩ chính phủ, nâng số tử vong của lực lượng an ninh trong tháng qua vì những vụ tấn công của PKK lên hơn 30 người.
Bạo động đã lan tới Istanbul. Cuối tuần qua, những kẻ có súng không rõ lai lịch đã bắn vào trụ sở chính của AKP, gây thương tích cho một thường dân.
Một trạm cảnh sát trong quận Sultanbeyli ở Istanbul bị tấn công bằng xe bom tối chủ nhật, gây thương tích cho 7 thường dân, hai cảnh sát viên và một viên phó cảnh sát trưởng.
Đài truyền hình CNN nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ loan tin hai phần tử vũ trang và một chuyên viên gỡ bom đã thiệt mạng trong vụ chạm súng kéo dài tới sáng 10/8 sau khi xảy ra vụ nổ bom.
PKK loan báo gia tăng những vụ tấn công vào trung tuần tháng 7 để đáp lại điều mà họ cho là lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm cuộc ngưng bắn ký kết năm 2013. Bạo động đã gia tăng đáng kể sau vụ nổ bom của các phần tử thánh chiến vào ngày 20 tháng 7 tại thành phố Suruc, nơi đa số cư dân là người Kurd. PKK tố cáo giới hữu trách Thổ Nhĩ Kỳ cấu kết với những phần tử thánh chiến. Ankara cực lực bác bỏ tố cáo đó.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động chiến dịch không kích nhắm vào các căn cứ của PKK, trong lúc Ankara loan báo sẽ nắm giữ một vai trò quan trọng hơn trong liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại các phần tử cực đoan của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đều nhắm vào những phần tử đòi ly khai người Kurd.
Ông Cengiz Candar, một nhà bình luận ở Thổ Nhĩ Kỳ, nói: “Cuộc chiến chống PKK bị thổi phồng và tạo ra một ấn tượng là lập trường mới của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo chỉ là một màn khói để che đậy một cuộc chiến tranh toàn diện chống lại PKK”. Ông Candar cũng cho biết các nhà lãnh đạo người Kurd nghĩ rằng cuộc chiến của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo thật ra là một cuộc chiến uỷ nhiệm để chống lại người Kurd và họ tố cáo rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ và hậu thuẫn cho Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng khuyến cáo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nên ưu tiên cho cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria và những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ phải “được kiềm chế một cách cẩn thận” để không trở thành một cuộc phản công toàn diện nhắm vào PKK. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm chủ nhật nói với một nhật báo ở Đức rằng những vụ giao tranh tái diễn giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd có thể mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho toàn thể khu vực.
Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nhất mực cho rằng Nhà nước Hồi giáo và PKK có ưu tiên ngang nhau trong cuộc chiến của Ankara chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên một nhà bình luận chính trị Nuray Mert nói rằng Ankara đang tiến hành “một cuộc phản công lớn chống lại những người bất đồng chính kiến” để thành lập một nội các chiến tranh.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd?

(Kiến Thức) - Trong vài ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd và mưu toan lập vùng cấm bay ở Syria.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và người Kurd?
Trong nhiều tháng qua, Ankara đã tỏ ra lưỡng lự trong việc tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu chống lại IS.
Nhưng mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ không kích IS và sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS là dấu hiệu cho thấy nước này đang lo sợ sự mất ảnh hưởng với Mỹ. Tuy nhiên, đợt tấn công thứ hai nhằm vào lực lượng người Kurk ở Iraq ngày 25/7 có thể làm phức tạp cuộc chiến chống IS của Washington.

Mỹ đã chọn nhầm đồng minh chống phiến quân IS

(Kiến Thức) - Có vẻ như, Mỹ đã chọn nhầm đồng minh trong cuộc chiến chống phiến quân IS, khi cố lôi kéo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhập cuộc.

Mỹ đã chọn nhầm đồng minh chống phiến quân IS
Sau nhiều tháng chần chừ do dự, cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đồng ý tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS do Mỹ cầm đầu.
Tổng thống Erdogan đã tìm cách đặt tham vọng cá nhân lên trên lợi ích của đất nước và của các nước đồng minh.
Tổng thống Erdogan đã tìm cách đặt tham vọng cá nhân lên trên lợi ích của đất nước và của các nước đồng minh. 
Tuy nhiên, Tổng thống  Recep Tayyip Erdogan chỉ pháo kích qua quít phiến quân IS và tập trung sức mạnh không quân để đánh... người Kurd.

Ba vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, tập trung vào: “đường lưỡi bò” phi lý, hành động trái với UNCLOS và xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Manila.

Ba vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 7/7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) La Haye (The Hague)  bắt đầu xem xét đơn của Philippines kiện Trung Quốc.
Có một chi tiết đáng chú ý là tòa PCA được sáng lập từ năm 1899 theo quyết định của Hội nghị hòa bình quốc tế La Haye, triệu tập theo sáng kiến của Nga hoàng cuối cùng Nicholas II. Đây là tổ chức lâu đời nhất chuyên giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.