Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng chống IS để đánh… người Kurd

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS để tấn công các lực lượng người Kurd ở Iraq và Syria mà nước này vốn coi là hiểm họa lâu dài.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng chống IS để đánh… người Kurd
Lực lượng người Kurd ở Syria tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng cuộc chiến chống IS, nã pháo vào một thị trấn biên giới do lực lượng này kiểm soát. Cáo buộc nói trên  bộc lộ vai trò phức tạp của Ankara trong cuộc nội chiến Syria, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công cả phiến quân IS lẫn lực lượng của Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức bị cấm nhưng đã tham gia các cuộc hòa đàm với Ankara trong năm 2012.
Tho Nhi Ky loi dung chong IS de danh… nguoi Kurd
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ triển khai đối diện với thị trấn Kobane hiện do người Kurd cai quản. 
Theo tuyên bố của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd,  xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo dồn dập vào các vị trí của YPG ở thị trấn Zur Maghar trong lãnh thổ Syria. Vụ nã pháo này làm bị thương bốn chiến binh của YPG và các đồng minh A-rập.
Trong một tuyên bố, YPG nói: "Thay vì nhắm mục tiêu vào các vị trí do các phần tử khủng bố (Nhà nước Hồi giáo) chiếm giữ, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ lại tấn công các vị trí ở hậu phương của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ  ngăn chặn hành động  xâm lược này và tuân thủ luật lệ quốc tế. Chúng tôi yêu cầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc bắn vào các chiến binh của chúng tôi và vị trí của họ”.
Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận cáo buộc này. Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng người Kurd ở Syria “vẫn còn nằm ngoài phạm vi của các nỗ lực quân sự hiện nay”.  Ông này nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều tra những gì đã xảy ra ở  Zur Maghar.
Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR), một tổ chức quan giám sát trụ sở tại London, cũng xác nhận vụ nã pháo vào các vị trí của YPG nói trên.
Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả vụ đánh bom tự sát do IS tiến hành  tại thị trấn của Suruç làm  32 người chết và 100 người bị thương  bằng không kích các mục tiêu IS ở Syria  và các căn cứ của PKK ở Iraq. Đáng nói là các chiến binh PKK đang nổi lên là một lực lượng được Mỹ “ủy thác” đánh phiến quân IS.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria xem ra là kết quả của một thỏa thuận ngầm với Mỹ để tạo ra "vùng cấm bay" dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.  Đây chính là một mục tiêu lâu dài của Ankara và lực lượng nổi dậy Syria đang tìm cách lật đổ chế độ của Tổng thống  Assad.
Báo The New York Times nhận định:  “Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria  mô tả thỏa thuận (Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ) này chính là điều mà họ từ lâu đã tìm kiếm để chống lại chế độ Assad và thiết lập một vùng cấm bay gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Họ muốn có một khu vực như vậy để hạn chế các cuộc không kích của chính phủ Syria, cho phép người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương và tạo ra vùng đệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng có chiến sự ở Syria. Họ gọi là kế hoạch mới này là thiết lập một ‘vùng an toàn’ giúp họ có thể đạt được một số mục tiêu...”
Quân nổi dậy Syria cũng nhưnhững  ủng hộ trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi  kế hoạch này là một bước tiến tới việc thành lập một khu vực “an toàn”, không sợ bị Nhà nước Hồi giáo hoặc lực lượng chính phủ Syria tấn công.
Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ  Mevlut Cavusoglu giải thích rằng sau khi kế hoạch nói trên được thực thi,  các "vùng an toàn sẽ được hình thành một cách tự nhiên" và người tị nạn Syria có thể trở về các “vùng an toàn” này.
Nhưng báo The New York Times lưu ý rằng các phần tử nổi dậy Syria và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm cách đạt bằng được mục tiêu này và “gây hại” cho  YPG, một lực lượng đang trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống IS ở Syria.

Hình ảnh hiện trường đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Vụ đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria đã khiến 32 người thiệt mạng và 100 người bị thương.

Hình ảnh hiện trường đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky
Đài truyền hình NTV cho biết, vụ đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/7 đã xảy ra trong khu vườn của một trung tâm văn hóa ở thị trấn Suruc sát biên giới Syria. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-2
Một người phụ nữ bị thương được đưa ra khỏi hiện trường. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-3
 Thi thể nạn nhân trong vụ đánh bom tự sát ở thành phố Suruc, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-4
Nhân viên cứu hộ phủ những tờ báo lên thi thể các nạn nhân thiệt mạng. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-5
 Lượng lượng cứu hộ giúp đỡ những người bị thương. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-6
 Hơn 100 người thương vong trong vụ đánh bom tự sát ở thị trấn Suruc.
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-7
Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đứng gác hiện trường vụ đánh bom.
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-8
Bạn bè và người thân khiêng thi thể các nạn nhân qua thành phố Suruc, gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-9
Các thân nhân đau lòng trước vụ việc xảy ra. 
Hinh anh hien truong danh bom tu sat o Tho Nhi Ky-Hinh-10
Người dân biểu tình ở thành phố Istanbul, kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. 

Bước đột phá trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Ngày 24/7 đánh dấu bước đột phá trong cuộc chiến chống IS, khi Jordan đổ quân vào Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ không kích phiến quân IS ở Syria.

Bước đột phá trong cuộc chiến chống IS
Cuộc chiến chống IS có bước đột phá trong ngày 24/7, khi cả Jordan lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều chính thức nhập cuộc, với sự hậu thuẫn của Mỹ và Israel.
Buoc dot pha trong cuoc chien chong IS
Trực thăng chiến đấu Cobra.
Xe bọc thép, lực lượng biệt kích Jordan với sự yểm trợ của không quân đã  hoạt động sâu trong lãnh thổ Iraq, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành các cuộc không kích xuyên biên giới nhắm vào phiến quân IS ở bên trong lãnh thổ Syria. Đụng độ  giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân IS đã nổ ra tại một số điểm dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.

Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông
Báo Nikkei số ra ngày 22/7 đã đăng trả lời phỏng vấn của giáo sư  Shi Yinhong giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 
Ba ly do Trung Quoc dap dao trai phep o Bien Dong
Giáo sư Shi Yinhong nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi  vì sao Trung Quốc đắp đảotrái phépBiển Đông và xây dựng các công trình trên đó, giáo sư Shi Yinhong ngang ngược nói: “Có ba lý do. Thứ nhất  là để ngăn chặn Mỹ tiến hành  giám sát tầm gần. Thứ hai là để xua đuổi Philippines và Việt Nam khỏi  các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thứ ba, Trung Quốc hy vọng đảm bảo tuyến đường cung cấp năng lượng đi qua  Nam Hải (Biển Đông)  thông qua các biện pháp này (thông qua các ‘đảo nhân tạo’ và các công trình quân sự trên đó)”.
Về kết quả  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 6/2015 ở Washington, giáo sư Shi Yinhong  nói : “Trong một hai năm gần đây, do các sự cố tin tặc và cải tạo đất (thực chất là Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép, biến bãi đá ngầm rạn san hô thành đảo nhân tạo) ở Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn trước. Mặc dù đã hợp tác thành công về Thỏa thuận hạt nhân Iran và hợp tác ba bên ở Afghanistan, nhưng hai bên (Trung Quốc và Mỹ)  vẫn cạnh tranh với  nhau vì thiếu tin tưởng lẫn nhau”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.