Thiết bị GSHT được hiểu đơn giản là hộp đen định vị được phương tiện cơ giới, thông qua các dữ liệu (hình ảnh, định vị, âm thanh…) công ty chủ quản hay cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm rõ tường tận các hành vi của tài xế cũng như tổng hợp số liệu để xử lý hiệu quả về mặt điều tiết giao thông. Trong thời đại internet ngày nay, việc thu thập và quản lý dữ liệu hành trình trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, quy định xe khách kinh doanh tuyến cố định liên tỉnh phải lắp đặt thiết bị GSHT từ 1/7/2013 và theo lộ trình của Bộ GTVT đến 1/7/2018 gần như phủ sóng toàn bộ các phương tiện vận tải từ xe taxi cho đến xe khách, xe tải hạng nặng (Nghị định số 86/2014/NĐ-CP).
Đĩa giấy ghi dữ liệu GSHT được nhét thủ công trên xe |
Có thể thấy GSHT là thiết bị mang tính công nghệ cao và phù hợp xu thế phát triển của mạng di động. Tuy vậy, khá bất ngờ là GSHT đã có quá trình phát triển hơn 100 năm. Thiết bị này ban đầu có tên “Tachograph”, được ghép bởi 2 từ Hy Lạp là “Tachos” và “Graphein”. “Tachos” là tốc độ còn “Graphein” có nghĩa là “ghi chép”. Nghĩa của cụm từ này đã được mở rộng để chỉ thiết bị giám sát hành trình.
Cha đẻ của thiết bị này là Max Maria von Weber (1822 - 1881), một kĩ sư người Đức. Sau nhiều lần thiết kế, chỉnh sửa, thiết bị của ông đã chính thức đi vào hoạt động năm 1835. Phương tiện đầu tiên được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là tàu hỏa. Vào thời điểm đó, thiết bị ghi nhận thông tin kém đa dạng nên không phục vụ được nhu cầu đại chúng.
Cách ghi dữ liệu GSHT những thời kỳ đầu |
Tiếp theo vào các năm 1902 đến 1920, thiết bị GSHT đã dần thay đổi, có thể ghi lại thông tin cơ bản về lái xe và phương tiện, xác nhận vị trí xe, quãng đường, vận tốc xe chạy… Thiết bị GSHT ôtô ra đời đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Vào năm 1985, các nước thành viên thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) bắt buộc lắp đặt thiết bị này để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp vận tải. Như vậy, từ rất sớm, các nước đã ý thức được vai trò quan trọng của thiết bị giám sát hành trình. Sau nhiều lần cải tiến, hộp đen ôtô đã trở thành thiết bị tích hợp nhiều tính năng hiện đại.
Phiên bản mới nhất của thiết bị GSHT Smart Box. |
Tại Việt Nam, không cần phải chờ đến khi Bộ GTVT áp dụng quyết định bắt buộc lắp đặt GSHT trên ôtô vào năm 2013, mà từ trước đó nhiều năm đã có một đơn vị cả nhập khẩu lẫn tự sản xuất thiết bị dạng này để phục vụ nhu cầu quản lý tài sản của doanh nghiệp. Có thể kể đến thiết bị SmartBox của Công ty Cổ phần HC - một trong những thiết bị giám sát hành trình ô tô thông minh trên thị trường.
Trải qua quá trình nghiên cứu và cải tiến từ năm 2011, thiết bị SmartBox nay đã nâng cấp lên phiên bản SM 5.0 ra đời với nhiều tính năng ưu việt giúp người dùng có thể theo dõi, kiểm soát xe mọi lúc, mọi nơi. SmartBox SM 5.0 hoạt động thông minh như một chiếc điện thoại di động. Phần cứng thiết bị sử dụng chip ARM cho phép việc xử lý dữ liệu nhanh, tiết kiệm năng lượng. SmartBox SM 5.0 có hệ điều hành riêng, sử dụng thuật toán AI (trí thông minh nhân tạo). Thuật toán này cho phép thiết bị có thể tự phát hiện và sửa lỗi, đây là điểm khác biệt lớn nhất của SmartBox SM 5.0.
Thiết bị GSHT của HC Group tại gian hàng trưng bày trong Vietnam Motor Show 2015 |
Ngoài ra, thiết bị còn có hệ thống server Big data, sử dụng thuật toán đám mây tân tiến. Hệ thống mang tính đồ sộ, tích hợp thông minh nhất giúp cho việc truyền, nhận thông tin được liên tục. Mặt khác, để nâng cao tuổi thọ, linh kiện SmartBox được in mạ vàng, vỏ sản phẩm được sản xuất bằng hợp kim nhôm, chịu áp lực mạnh.
Đáng chú ý, SmartBox SM 5.0 đã đáp ứng đầu đủ yêu cầu của QCVN 31:2014/BGTVT mà ít doanh nghiệp đạt được (hiện chỉ có khoảng hơn chục doanh nghiệp bán GSHT có sản phẩm đạt chuẩn trong tổng số hàng chục đơn vị kinh doanh lĩnh vực này).
Có thể nói, những cải tiến của hộp đen ôtô ngày càng hiện đại hơn và đều nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước đã tỏ rõ bản lĩnh không hề thua kém sản phẩm của nước ngoài.