Thế giới trong gương đang ra đời cách chúng ta 518 năm ánh sáng

Một thế giới trong gương là bản sao gần hoàn hảo của hành tinh quen thuộc chúng ta vẫn nhìn thấy trên bầu trời, quay quanh một bản sao gần hoàn hảo khác của Mặt Trời, đang được thành hình.

Thế giới trong gương đang ra đời cách chúng ta 518 năm ánh sáng

Theo Sci-Tech Daily, một kỹ thuật độc đáo mới đã được các nhà thiên văn từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard&Smithsonian (CfA) phát minh để đi tìm những hành tinh non nớt ẩn trong đĩa tiền hành tinh.

Và một thế giới như vậy đã được tìm thấy trong đĩa tiền hành tinh của ngôi sao LkCa 15 trong chòm Kim Ngưu.

The gioi trong guong dang ra doi cach chung ta 518 nam anh sang

Ảnh đồ họa mô tả "thế giới trong gương" goofm một ngôi sao giống Mặt Trời và một hành tinh giống Sao Thổ - Ảnh: Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian

LkCa 15 có khối lượng khoảng 97% Mặt Trời và mang cùng tính chất, mát hơn mặt trời một chút không đáng kể. Một hành tinh "sơ sinh" - có thể khoảng 1-3 triệu tuổi, chỉ là cái chớp mắt trong vòng đời một thiên thể - vừa nổi lên từ đĩa tiền hành tinh.

Theo tiến sĩ Feng Long, tác giả chính của nghiên cứu, việc phát hiện trược tiếp các hành tinh trẻ là rất hiếm hoi bởi vì chúng quá mờ và bị nhiễu bởi lớp khí bụi mờ mịt của các đĩa tiền hành tinh.

Hành tinh non trẻ này có thể trở thành một gã khổng lồ khí giống Sao Thổ, kích thước tương đương. Khả năng nhỏ hơn là nó giống Sao Thiên Vương.

Nhờ có hệ thống quan sát thiên văn siêu việt ALMA đặt giữa sa mạc tại Chile, các nhà khoa học đã phát hiện ra tới tận 2 điểm mờ nhạt trong đía tiền hành tinh của ngôi sao, nằm khá gần nhau, với ít nhất 1 trong 2 là hành tinh. Rất có thể đĩa tiền hành tinh này còn chứa những hành tinh nhỏ hơn như Trái Đất, nhưng rõ ràng tìm chúng ở một thế giới mịt mờ cách chúng ta 518 năm ánh sáng là không dễ dàng.

Các nhà khoa học cho rằng kết quả gợi ý về một phương pháp tìm kiếm hành tinh mới, khi mà chúng ta có thể "bắt" các thế giới xa lạ, càng quý giá hơn khi nó là một "thế giới trong gương" như trên, thứ sẽ gợi ý chúng ta về nguồn gốc của hệ Mặt Trời.

Nghiên cứu vừa được công bố trên The Astrophysical Journal Letters.

Giật mình "viên ngọc quý" của hệ Mặt trời mới áp sát Trái đất

Vào 6h30 sáng ngày 15/8 theo giờ Việt Nam, sao Thổ - hành tinh có 29 Mặt trăng đi đến điểm gần Trái đất nhất cũng như đi vào "điểm xung đối" với Mặt trời. Người dân có thể quan sát điều này bằng mắt thường.

Giật mình "viên ngọc quý" của hệ Mặt trời mới áp sát Trái đất
Giat minh
 Theo các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), vào lúc 23h30 ngày 14/8 theo giờ GMT (tức 6h30 sáng ngày 15/8 theo giờ Việt Nam), sao Thổ - hành tinh có 29 Mặt trăng đi đến điểm gần Trái đất nhất.

Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ ăn thịt hành tinh?

Những hành tinh xấu số và hành động gây rùng mình của các vì sao rực rỡ nhất trên bầu trời đêm vừa được khám phá bởi các nhà khoa học Mỹ.

Vật thể tuyệt đẹp chúng ta hay ngắm là kẻ ăn thịt hành tinh?

Theo SciTech Daily, trong 25 năm hành trình tìm kiếm ngoại hành tinh vừa qua, các nhà khoa học đã có hàng nghìn khám phá đủ loại, nhưng hơn 99% là hành tinh quay quanh những ngôi sao từ nhỏ đến trung bình.

Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời - nhóm sao khổng lồ loại A màu xanh lam như Sirus hay Vega - được kỳ vọng sở hữu những hành tinh khí khổng lồ, lại hiện ra với vùng lân cận trống trải.

NASA: Kính viễn vọng trúng bom ảo ảnh từ hành tinh khác?

Nghiên cứu mới từ NASA chỉ ra thứ có thể là nguyên nhân khiến con người chưa thể tìm thấy sinh vật ngoài hành tinh.

NASA: Kính viễn vọng trúng bom ảo ảnh từ hành tinh khác?

Một cách không cố ý, nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có thể đã ném vào các hệ thống kính viễn vọng của người Trái Đất những quả "bom ảo ảnh", che mờ hoàn toàn những dấu hiệu của sự sống mà chúng ta khát khao tìm kiếm.

Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Prabal Saxena từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA. "Bom ảo ảnh" hay "bom quang hành tinh" thật ra là một kiểu ô nhiễm ánh sáng mạnh mẽ mà dữ liệu quang học của các kính viễn vọng có thể gặp phải.

Đọc nhiều nhất

Tin mới