NASA: Kính viễn vọng trúng bom ảo ảnh từ hành tinh khác?

Nghiên cứu mới từ NASA chỉ ra thứ có thể là nguyên nhân khiến con người chưa thể tìm thấy sinh vật ngoài hành tinh.

NASA: Kính viễn vọng trúng bom ảo ảnh từ hành tinh khác?

Một cách không cố ý, nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có thể đã ném vào các hệ thống kính viễn vọng của người Trái Đất những quả "bom ảo ảnh", che mờ hoàn toàn những dấu hiệu của sự sống mà chúng ta khát khao tìm kiếm.

Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Prabal Saxena từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA. "Bom ảo ảnh" hay "bom quang hành tinh" thật ra là một kiểu ô nhiễm ánh sáng mạnh mẽ mà dữ liệu quang học của các kính viễn vọng có thể gặp phải.

NASA: Kinh vien vong trung bom ao anh tu hanh tinh khac?

Ánh đồ họa mô tả về một "bản sao Trái Đất" thuộc hệ sao khác - Ảnh: NASA

Nếu người ngoài nhìn Trái Đất và Sao Hỏa, hoặc Trái Đất và Sao Kim từ một vị trí thuận lợi ở rất xa, họ cũng có thể hứng phải một quả bom quang học tương tự - khi ánh sáng bị nhiễu khiến 2 hành tinh chỉ như 1 vật thể duy nhất.

Bom quang học này thực ra chỉ là ánh sáng "lang thang", hắt từ một hành tinh khác gần hành tinh mà chúng ta muốn quan sát. Thế nhưng với kỹ thuật quan sát ngoại hành tinh hiện nay - chủ yếu dựa trên quang phổ của vật thể để tìm hiểu về tính chất của nó, tìm kiếm các dấu hiệu hóa học của sự sống hay các thành phần khác... - ánh sáng này đủ phá hỏng tất cả.

Ví dụ, ánh sáng bị nhiễu có thể che mờ những dấu hiệu hóa học của một loại hợp chất đại diện cho sự sống, làm chúng ta "nhìn" nó thành một hợp chất khác khi xem xét quang phổ.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp các nhà khoa học hành tinh nên ứng dụng khi tìm hiểu bất kỳ hành tinh xa xôi nào. Đó có thể là dùng nhiều hệ thống quan sát thiên văn để kiểm ra cùng một khu vực hoặc chỉ dùng một kính viễn vọng duy nhất nhưng quan sát với thời gian dài. Càng nhiều dữ liệu, càng dễ phân biệt đâu là ánh sáng thật, đâu là nhiễu sáng.

Điều bất ngờ về tiểu hành tinh lạ lùng vừa tiếp cận Trái đất

Các chuyên gia tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ của Mỹ (NASA) cho hay một tiểu hành tinh to bằng xe bus bay cực gần Trái đất vào tối 7/7 (theo giờ Mỹ). Họ chỉ biết đến tiểu hành tinh này vào ngày 4/7.

Điều bất ngờ về tiểu hành tinh lạ lùng vừa tiếp cận Trái đất
Dieu bat ngo ve tieu hanh tinh la lung vua tiep can Trai dat
Chuyên gia NASA sử dụng kính viễn vọng Khảo sát Toàn cảnh và Hệ thống Phản ứng nhanh (Pan-STARRS) và phát hiện tiểu hành tinh to bằng xe bus vào ngày 4/7 vừa qua.  

Bán hành tinh cổ đại từ hư không hiện hình gần Trái Đất

Một vật thể mờ, khổng lồ, nửa giống sao, nửa giống hành tinh và đã 10 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện cách Trái Đất chỉ 29 năm ánh sáng.

Bán hành tinh cổ đại từ hư không hiện hình gần Trái Đất

Theo Sci-News, đó là một ngôi sao lùn nâu cổ đại mà các nhà thiên văn luôn hy vọng tìm thấy. Sao lùn nâu là một dạng vật thể thiên văn chưa thể định nghĩa rõ ràng, thường to lớn hơn nhiều lần so với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc dù có vẻ ngoài khá giống, nhưng lại quá nhỏ để làm một ngôi sao.

Với kích thước "lỡ cỡ" đó, nó quá nhỏ để duy trì các phản ứng tổng hợp hydro ở lõi của chúng, điều cốt yếu giúp nó trở thành một ngôi sao, dù bản thân vật thể thì có mang một số tính chất của sao. Do đó sao lùn nâu hay được coi là "hành tinh cao cấp" hoặc "ngôi sao thất bại".

Giải mã tiểu hành tinh "làm phiền" Trái đất: Kích thước cực khủng!

Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh 2022 OE2 với đường kính 170 - 380m bay sát Trái vào đêm 4/8 (giờ Mỹ). Khoảng cách gần nhất giữa tiểu hành tinh có kích thước ước tính 170 - 380m này với Trái đất dự kiến là 5,15 triệu km.

Giải mã tiểu hành tinh "làm phiền" Trái đất: Kích thước cực khủng!
Giai ma tieu hanh tinh
Các nhà khoa học phát hiện tiểu hành tinh 2022 OE2 vào ngày 26/7, chỉ vài ngày trước khi nó tiếp cận Trái đất vào tối 4/8 (giờ Mỹ).  

Đọc nhiều nhất

Tin mới