Thăm cây đa Bác Hồ trồng giữa Thủ đô Hà Nội

Thăm cây đa Bác Hồ trồng giữa Thủ đô Hà Nội

(Kiến Thức) - Cây đa Bác Hồ ở Công viên Thống Nhất do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng năm 1960, là một chứng tích lịch sử quan trọng của phong trào Tết trồng cây ở Việt Nam.

Trên bán đảo Dừa ở phía Nam Công viên Thống Nhất, thủ đô Hà Nội, có một cây đa rất đặc biệt.
Trên bán đảo Dừa ở phía Nam Công viên Thống Nhất, thủ đô Hà Nội, có một cây đa rất đặc biệt.
Được gọi là  Cây đa Bác Hồ, cây đa này do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng, là một chứng tích lịch sử quan trọng của phong trào Tết trồng cây ở Việt Nam.
Được gọi là Cây đa Bác Hồ, cây đa này do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng, là một chứng tích lịch sử quan trọng của phong trào Tết trồng cây ở Việt Nam.
Câu chuyện khởi đầu từ ngày 28/11/1959, khi Bác Hồ với bút danh Trần Lực đã viết bài "Tết trồng cây" đǎng trên báo Nhân dân, phát động phong trào Tết trồng cây trên toàn miền Bắc.
Câu chuyện khởi đầu từ ngày 28/11/1959, khi Bác Hồ với bút danh Trần Lực đã viết bài "Tết trồng cây" đǎng trên báo Nhân dân, phát động phong trào Tết trồng cây trên toàn miền Bắc.
Vào buổi sáng ngày 11/1/1960, trong không khí sôi nổi của Tết trồng cây đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên Thống Nhất.
Vào buổi sáng ngày 11/1/1960, trong không khí sôi nổi của Tết trồng cây đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên Thống Nhất.
Tại đây, Người đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Người trò chuyện thân mật với người dân về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt...
Tại đây, Người đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Người trò chuyện thân mật với người dân về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt...
Công viên Thống Nhất – nơi diễn ra Tết trồng cây đầu tiên khi đó đang trong quá trình xây dựng. Theo lời kể của các những người cao tuổi ở địa phương, vào thập niên 1950, khu vực này vốn là vùng đầm hồ và bãi rác.
Công viên Thống Nhất – nơi diễn ra Tết trồng cây đầu tiên khi đó đang trong quá trình xây dựng. Theo lời kể của các những người cao tuổi ở địa phương, vào thập niên 1950, khu vực này vốn là vùng đầm hồ và bãi rác.
Đến năm 1958, thành phố Hà Nội quyết định xây dựng lại toàn bộ khu vực hồ Bảy Mẫu thành công viên để làm nơi vui chơi giải trí cho người dân Thủ đô.
Đến năm 1958, thành phố Hà Nội quyết định xây dựng lại toàn bộ khu vực hồ Bảy Mẫu thành công viên để làm nơi vui chơi giải trí cho người dân Thủ đô.
Thời điểm ấy đất nước vẫn còn chia cắt hai miền, công viên được lấy tên “Thống Nhất” thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời điểm ấy đất nước vẫn còn chia cắt hai miền, công viên được lấy tên “Thống Nhất” thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công viên được xây bằng lao động tự nguyện của người Hà Nội, trong đó hàng ngàn học sinh sinh viên các trường đại học, công nhân viên chức đã thực hiện phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, gánh đất, nạo vét hồ, san đất, trồng cây…
Công viên được xây bằng lao động tự nguyện của người Hà Nội, trong đó hàng ngàn học sinh sinh viên các trường đại học, công nhân viên chức đã thực hiện phong trào lao động xã hội chủ nghĩa, gánh đất, nạo vét hồ, san đất, trồng cây…
Từ một cây đa nhỏ, sau gần 60 năm, cây đa Bác Hồ đã vươn lên xanh tốt che bóng mát cả một vùng công viên.
Từ một cây đa nhỏ, sau gần 60 năm, cây đa Bác Hồ đã vươn lên xanh tốt che bóng mát cả một vùng công viên.
Cây đa này có nhiều rễ phụ từ buông xuống chạm đất đã bén rễ, phát triển thành các thân cây phụ, tạo nên những hình dáng rất ấn tượng.
Cây đa này có nhiều rễ phụ từ buông xuống chạm đất đã bén rễ, phát triển thành các thân cây phụ, tạo nên những hình dáng rất ấn tượng.
Từ rất lâu, Cây đa Bác Hồ đã thành không gian thư giãn của người dân trong khu vực, cũng như điểm đến của mỗi du khách khi ghé thăm Công viên Thống Nhất.
Từ rất lâu, Cây đa Bác Hồ đã thành không gian thư giãn của người dân trong khu vực, cũng như điểm đến của mỗi du khách khi ghé thăm Công viên Thống Nhất.
Dù Bác Hồ đi xa nhưng cây đa của Người trồng năm xưa vẫn vươn lên xanh tốt như biểu tượng cho sức sống trường tồn của một nhân cách thanh cao, giản dị, tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, đồng bào và đất nước...
Dù Bác Hồ đi xa nhưng cây đa của Người trồng năm xưa vẫn vươn lên xanh tốt như biểu tượng cho sức sống trường tồn của một nhân cách thanh cao, giản dị, tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, đồng bào và đất nước...
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT