Ngôi trường tiểu học Bác Hồ từng theo học giờ ra sao?

Ngôi trường tiểu học Bác Hồ từng theo học giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Giai đoạn theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức chính trị của Bác Hồ để từ đó Người quyết định đi ra đi tìm đường cứu nước.

Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hoà, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử rất đặc biệt.
Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hoà, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử rất đặc biệt.
Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của  trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã theo học những năm 1906 - 1908.
Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã theo học những năm 1906 - 1908.
Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ (vị trí công viên hiện tại). Năm 1923 trường được di chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay.
Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ (vị trí công viên hiện tại). Năm 1923 trường được di chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay.
Cấu trúc của trường gồm 10 gian chia làm 5 phòng. Thứ tự từ cổng vào là lớp nhất, kế đến là lớp nhì, lớp ba, lớp tư, lớp ấu học và văn phòng. Mỗi lớp khoảng 40 học sinh, trong lớp có hai dãy bàn, mỗi dãy 5 bàn, bàn thầy giáo, bảng đen được kê trên một bục gỗ.
Cấu trúc của trường gồm 10 gian chia làm 5 phòng. Thứ tự từ cổng vào là lớp nhất, kế đến là lớp nhì, lớp ba, lớp tư, lớp ấu học và văn phòng. Mỗi lớp khoảng 40 học sinh, trong lớp có hai dãy bàn, mỗi dãy 5 bàn, bàn thầy giáo, bảng đen được kê trên một bục gỗ.
Tại ngôi trường này, các năm đầu học sinh được dạy bằng 3 thứ tiếng Pháp, Hán, Việt. Lên năm trên, tiếng Hán bị hạn chế. Các môn học gồm Pháp văn (chủ yếu), Quốc văn, Hán văn, Toán, Sử, Địa, Khoa học, Tập vẽ. Học sinh từ lớp ba trở lên đã nói được tiếng Pháp.
Tại ngôi trường này, các năm đầu học sinh được dạy bằng 3 thứ tiếng Pháp, Hán, Việt. Lên năm trên, tiếng Hán bị hạn chế. Các môn học gồm Pháp văn (chủ yếu), Quốc văn, Hán văn, Toán, Sử, Địa, Khoa học, Tập vẽ. Học sinh từ lớp ba trở lên đã nói được tiếng Pháp.
Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).
Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).
Là một học trò ham học, thông minh, trong kỳ thi Primaire (tốt nghiệp) năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường, được thi vượt cấp vào lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban Trung học hệ Thành chung, trường Quốc Học Huế.
Là một học trò ham học, thông minh, trong kỳ thi Primaire (tốt nghiệp) năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường, được thi vượt cấp vào lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban Trung học hệ Thành chung, trường Quốc Học Huế.
Trong thời gian học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.
Trong thời gian học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.
Càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở, Nguyễn Tất Thành càng tò mò, muốn tìm hiểu những điều bí ẩn đằng sau khẩu hiệu đó.
Càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở, Nguyễn Tất Thành càng tò mò, muốn tìm hiểu những điều bí ẩn đằng sau khẩu hiệu đó.
Những năm tháng học tập ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế sau này đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức chính trị để từ đó Người quyết định đi ra đi tìm đường cứu nước.
Những năm tháng học tập ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế sau này đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức chính trị để từ đó Người quyết định đi ra đi tìm đường cứu nước.
Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang.
Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang.
Giữa công viên có một bia tưởng niệm, nội dung: "Điểm di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Nơi đây, từ năm 1905 đến năm 1923 là Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, ngôi trường anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã theo học trong những năm 1906 - 1908".
Giữa công viên có một bia tưởng niệm, nội dung: "Điểm di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Nơi đây, từ năm 1905 đến năm 1923 là Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, ngôi trường anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã theo học trong những năm 1906 - 1908".
Vào năm 2008, địa điểm trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Tỉnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Vào năm 2008, địa điểm trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Tỉnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.

GALLERY MỚI NHẤT