Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

(Kiến Thức) - Tại làng Hoàng Trù có một ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng đặc biệt, đó là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.

Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức trở về thăm làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) - quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là  nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức trở về thăm làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) - quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Khi về thăm làng Hoàng Trù, điểm đầu tiên mà du khách sẽ ghé vào là ngôi nhà cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi về thăm làng Hoàng Trù, điểm đầu tiên mà du khách sẽ ghé vào là ngôi nhà cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là một ngôi nhà 5 gian và 2 chái, trong đó ba gian ngoài là nơi cụ Đường dạy học. Ngôi nhà cũng là nơi bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Người.
Đây là một ngôi nhà 5 gian và 2 chái, trong đó ba gian ngoài là nơi cụ Đường dạy học. Ngôi nhà cũng là nơi bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Người.
Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Tại ngôi nhà nhỏ ba gian đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.
Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Tại ngôi nhà nhỏ ba gian đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.
Gian ngoài của ngôi nhà là nơi làm việc của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông. Cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với con rể về văn chương, chữ nghĩa.
Gian ngoài của ngôi nhà là nơi làm việc của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông. Cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với con rể về văn chương, chữ nghĩa.
Những cuốn sách cụ Nguyễn Sinh Sắc từng đọc vẫn còn được lưu giữ tại gian nhà này.
Những cuốn sách cụ Nguyễn Sinh Sắc từng đọc vẫn còn được lưu giữ tại gian nhà này.
Hai gian còn lại không có vách ngăn, gian trong có chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan, sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ. Gian ngoài có chiếc khung cửi là công cụ lao động của bà Loan và chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại.
Hai gian còn lại không có vách ngăn, gian trong có chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan, sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ. Gian ngoài có chiếc khung cửi là công cụ lao động của bà Loan và chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại.
Cách ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan không xa là ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân - họ ngoại của Bác Hồ.
Cách ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan không xa là ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân - họ ngoại của Bác Hồ.
Sau một quãng đời bôn ba hoạt động, phải đến ngày 9/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có dịp về thăm lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách. Đây cũng là lần cuối cùng Người về thăm nơi chôn nhau cắt rốn cho đến khi vĩnh viễn đi xa.
Sau một quãng đời bôn ba hoạt động, phải đến ngày 9/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có dịp về thăm lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách. Đây cũng là lần cuối cùng Người về thăm nơi chôn nhau cắt rốn cho đến khi vĩnh viễn đi xa.

GALLERY MỚI NHẤT