Thác sinh thành vua Lý Thần Tông

(Kiến Thức) - Khi bị Từ Lộ dùng phép thuật đánh, Đại Điên ốm gần chết nhưng vẫn thề sẽ hóa sinh để báo thù.

Thác sinh thành vua Lý Thần Tông
Mới lên ba đã tự xưng là hoàng đế
Khi ấy, vua Lý Nhân Tông không có con, tháng 3 năm Hội trường Đại khánh thứ 3 (1112), có người ở phủ Thanh Hóa nói rằng: "Ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, mới khoảng lên ba, tự xưng là hoàng đế, lấy hiệu Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì, đứa trẻ ấy cũng biết". Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên.
Vua thấy đứa trẻ thông minh kỳ lạ, hỏi gì cũng biết rất lấy làm yêu dấu, muốn lập làm kế tự. Quần thần đều cố khuyên can là không thể được: "Nếu kẻ kia quả thực là kinh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập được". Giác Hoàng thấy vậy nói: "Nhà Vua hãy mở hội đủ bảy ngày đêm, ta sẽ đầu thai vào cung hoàng hậu".
Pháp Lộ nghe tin, nói với chị gái rằng: "Đứa trẻ kia chắc là kẻ yêu tà mê hoặc người ta quá đáng, ta... chịu ngồi yên mà không cứu, để nó mê hoặc lòng người rối loạn chính pháp sao?". Sau đó ông sai chị gái giả là người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa của Từ Lộ treo ở trên rèm.
Hội tới ngày thứ 3 Giác Hoàng bỗng đau nhức khắp người bèn nói với mọi người rằng: "Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh sợ có lỗi vậy. Chắc có kẻ muốn hãm hại tôi, xin bệ hạ hãy trừng trị".
Vua nghe có kẻ phá mất bùa chú, bèn sai lính truy tìm, quả nhiên bắt được Từ Lộ ở Hưng Thánh Lâu. Vua thét trói kẻ phá bĩnh và họp quần thần để xét xử. Đang bị chói chặt nằm ven đường, vừa lúc đó thấy Sùng Hiền Hầu là em trai Vua Lý Nhân Tông đi ngang qua, Từ Lộ bèn năn nỉ: "Xin ngài ra sức cứu bần tăng khỏi phải chịu tội, ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này". Hiền Hầu cũng đang mong mỏi có con nối sinh bèn gật đầu.
Tượng thờ vua Lý Thần Tông.
Tượng thờ vua Lý Thần Tông. 
Hòn đá trong chùa Thầy
Sau ngày hội, quần thần tâu với vua rằng: "Bệ hạ vô tư, nên cầu kẻ kia thác sinh, thế mà tên Lộ cuồng dại dám tự ý giải chú, thật là đắc tội. Xin ban cho hắn tội chết". Thấy vậy, Sùng Hiền Hầu tâu rằng: "Thiết tưởng nếu Giác Hoàng có thần lực thì, tuy có trăm tên Lộ giải chú, há đâu, có hại được hắn? Nay trái lại, Lộ hơn hẳn Giác Hoàng, thần trộm nghĩ nếu như giết, chẳng thà cho nó thác sinh còn hơn".
Vua do dự rồi bằng lòng. Từ Lộ được cởi trói liền đến thẳng phủ đệ nhà Hiền Hầu. Nhân lúc phu nhân tắm, hắn xông vào nhìn ngó kỹ càng. Thấy bóng một đứa trẻ trong bồn nước khóc oe oe, phu nhân giận quá, hét gọi Sùng Hiền Hầu, nhưng vốn hiểu ý Hầu để mặc. Sau ngày đó, Hầu phu nhân có thai, Từ Lộ lại dặn Hầu rằng, đến lúc phu nhân lâm bồn phải báo cho biết trước.
Đến kỳ lâm bồn, Lộ được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo học trò rằng: "Mối túc nhân của ta chưa hết phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương, kịp đến khi già chết làm nhị thập thiên tử. Nếu thấy thân thể ta tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa".
Học trò nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi, Từ Lộ đọc kệ rằng: "Thu tới, không cho chim nhạn báo trước/Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót/Khẽ bảo bọn môn nhân chớ nên luyến tiếc/Thầy xưa, mấy độ hóa thầy nay".
Đọc dứt, nghiễm nhiên mà hóa. Tương truyền, nơi Từ Lộ hóa là hòn đá trong chùa Thầy, Thạch Thất, Hà Nội. Giữa lúc Từ Lộ nhắm mắt hóa thì ở Thăng Long, phu nhân Sùng Hiền hầu sinh hạ được một con trai, đặt tên là Lý Dương Hoán. Dương Hoán thông minh khác thường, lên năm tuổi được vua Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi.
Lý Dương Hoán sinh tháng 6/1116. Tháng 12/1127 (năm Đinh Mùi) Vua Lý Nhân Tông mất, Lý Dương Hoán lên ngôi vua là Lý Thần Tông lúc đó 12 tuổi. Vua Lý Thần Tông làm vua 10 năm rất chú trọng khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhà vua cho thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp trong thời đại thái bình.

Tuyệt phẩm của nhiếp ảnh gia “Kền kền chờ đợi“

(Kiến Thức) - Bên cạnh bức ảnh "Kền kền chờ đợi" đoạt giải thưởng Pulitzer, Kevin Carter còn để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, "chạm" vào trái tim người xem.

Tuyệt phẩm của nhiếp ảnh gia “Kền kền chờ đợi“
Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.

Kỳ bí chuyện “đầu thai” của thiền sư Việt

Nhiều tư liệu lịch sử thể hiện những bậc thiền sư "biết rành mạch kiếp sau" của mình và dặn đệ tử trước khi viên tịch, để họ tìm cách ứng phó. 

Kỳ bí chuyện “đầu thai” của thiền sư Việt
Từ giai thoại “đầu thai” làm vua để trả ơn cứu mạng

Quốc tang: Chính khách thế giới tới viếng, tiễn biệt thế nào?

(Kiến Thức) - Khi các chính khách qua đời, lãnh đạo thế giới như nguyên thủ quốc gia và hàng triệu người dân đã đến viếng, tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quốc tang: Chính khách thế giới tới viếng, tiễn biệt thế nào?
Vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) đã tử nạn ngày 10/4/2010 do phi cơ bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh ở miền tây nước Nga. Vụ tai nạn đã khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn (96 người) thiệt mạng. Khi đó, Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần.
Vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) đã tử nạn ngày 10/4/2010 do phi cơ bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh ở miền tây nước Nga. Vụ tai nạn đã khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn (96 người) thiệt mạng. Khi đó, Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần.
Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, người dân đã đến viếng vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski. Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Trong ảnh là Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (bên phải) và Tổng thống Dalia Grybauskaite (bên trái) tới viếng và tham dự tang lễ.
Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, người dân đã đến viếng vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski. Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Trong ảnh là Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (bên phải) và Tổng thống Dalia Grybauskaite (bên trái) tới viếng và tham dự tang lễ.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới