Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Nga sẵn sàng tấn công mục tiêu NATO

Trong trường hợp xảy ra xung đột, Hải quân Nga sẵn sàng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu NATO ở châu Âu, tờ Financial Times của Anh trích dẫn các tài liệu mật cho biết.

Ten lua mang dau dan hat nhan Nga san sang tan cong muc tieu NATO
Ảnh: Topwar. 
Theo Financial Times, trước khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã chuẩn bị cho hạm đội của mình bằng cách huấn luyện thủy thủ cách sử dụng các loại đạn đặc biệt trong chiến đấu, tức là cách chúng có thể gây ra tác động tàn khốc lên kẻ thù.
Các tài liệu mật mà Financial Times có được tiết lộ, Moscow đã hình dung ra một cuộc xung đột với phương Tây vượt xa biên giới đất liền của Nga với các nước NATO và lên kế hoạch thực hiện một loạt cuộc tấn công áp đảo nhằm vào các quốc gia Tây Âu. Kế hoạch của người Nga được đưa ra trong giai đoạn năm 2008 - 2014 và bao gồm một danh sách lớn các mục tiêu ưu tiên, có thể bị tiêu diệt bằng cả phương tiện thông thường và sự trợ giúp từ vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, người Nga tin rằng việc tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Lực lượng Vũ trang Nga. Hơn nữa, Hải quân Nga vẫn duy trì khả năng triển khai vũ khí hạt nhân không chỉ trên tàu ngầm, mặc dù theo các chuyên gia, điều này mang đến những nguy cơ leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, các tàu này có khả năng cơ động cao, giúp chúng có khả năng thực hiện “các cuộc tấn công bất ngờ, quy mô lớn và phủ đầu” bằng vũ khí tầm xa từ nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, vũ khí hạt nhân “theo quy định” được dự định sử dụng kết hợp với vũ khí thông thường nhằm đạt được các mục tiêu của Moscow.
Các chuyên gia đã xem xét các tài liệu và cho rằng chúng phù hợp với cách NATO đánh giá mối đe dọa từ các cuộc tấn công tên lửa của Nga và tốc độ mà Moscow sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra xung đột. Các bản đồ, được vẽ ra nhằm mục đích trình bày hơn là sử dụng vào hoạt động, cho thấy 32 mục tiêu NATO ở châu Âu mà Hải quân Nga nhằm tới.
Ten lua mang dau dan hat nhan Nga san sang tan cong muc tieu NATO-Hinh-2
 
Như vậy, phần lớn mục tiêu của Hạm đội Baltic là ở Na Uy và Đức. Hạm đội phương Bắc sẽ nhắm tới các mục tiêu công nghiệp-quân sự quan trọng, chẳng hạn như xưởng đóng tàu ngầm ở Barrow-in-Furness ở phía tây bắc Vương quốc Anh. Bản đồ chỉ hiển thị một phần nhỏ các mục tiêu; trên thực tế, có “hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn” mục tiêu trên khắp châu Âu. Nga cũng có thể sử dụng hạm đội của mình ở Biển Đen và Biển Caspi cũng như ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, các kịch bản còn bao gồm các cuộc xung đột khác, bao gồm cả với các đồng minh hiện tại như Trung Quốc, Iran, Azerbaijan và Triều Tiên.
Với khả năng tấn công khắp châu Âu của Hải quân Nga thì bất kỳ mục tiêu nào cũng có thể gặp rủi ro. Đơn giản là không có nơi nào an toàn ở châu Âu và tên lửa của Nga có thể bay đến bất cứ đâu, kể cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
“Khái niệm chiến tranh của Nga là chiến tranh tổng lực... Họ coi những thứ này (đầu đạn hạt nhân chiến thuật) là vũ khí có khả năng chiến thắng... Họ sẽ muốn sử dụng chúng, và khá nhanh chóng”, Jeffrey Lewis, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey cho biết.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được phóng bằng tên lửa phóng từ mặt đất, trên không hoặc trên biển, có tầm bắn ngắn hơn và ít có sức tàn phá hơn so với tên lửa xuyên lục địa được thiết kế để tấn công Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nó mạnh hơn những gì người Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.
Không thể loại trừ khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trình diễn ở một khu vực xa xôi nào đó để đe dọa hoặc như biện pháp cuối cùng để buộc đối thủ ngồi vào bàn đàm phán chỉ vài ngày trước khi xung đột bùng nổ. Mặc dù Moscow chưa bao giờ thừa nhận rằng học thuyết của mình có mức độ ảnh hưởng như vậy, nhưng không thể loại trừ điều này, bởi vì một cuộc tấn công sẽ cho thấy sự sẵn sàng thực sự để sử dụng toàn diện.
"Họ muốn nỗi sợ về việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là chiếc chìa khóa thần kỳ giúp phương Tây tuân thủ mọi yêu cầu", cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của NATO - ông William Alberk cho biết.
Một trong những ưu tiên chính của Moscow trong cuộc xung đột với NATO là làm suy yếu tiềm lực quân sự và kinh tế của đối phương. Điều này có nghĩa là Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng quan trọng, như đã làm ở Ukraine. Lục lượng Vũ trang Nga sẽ kết hợp giữa việc sử dụng vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân.
Theo tính toán của NATO, khối này hiện chỉ có khoảng 5% trang bị phòng không cần thiết để bảo vệ sườn phía đông trước cuộc tấn công toàn diện từ Nga. Chuyên gia Dara Massicot giải thích rằng, các chiến lược gia Nga một phần coi vũ khí hạt nhân là trọng tâm trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào với NATO.
Chuyên gia Dara Massicot giải thích rằng các chiến lược gia Nga một phần coi vũ khí hạt nhân là trọng tâm trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào với NATO, nhất là khi lực lượng vũ trang của họ kém hơn về vũ khí thông thường.
Mặc dù vậy, Nga sẽ cần phải tính tới hành động đáp trả của NATO, bởi khi đó NATO cũng sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trên diện rộng, trong khi mức độ công nghệ cao của họ có thể lớn hơn Moscow.

Giải mã dự án cất giữ tên lửa hạt nhân tại Bắc Cực

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ triển khai Dự án Iceworm nhằm xây dựng một căn cứ ngầm tại Bắc Cực. Mục đích là để cất giữ hơn 600 tên lửa hạt nhân.

Giai ma du an cat giu ten lua hat nhan tai Bac Cuc
 Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, Mỹ và Liên Xô đối đầu căng thẳng và xảy ra cuộc đua vũ trang. Trong số này, Mỹ và Liên Xô đều chạy đua phát triển vũ khí nguyên tử, bao gồm tên lửa hạt nhân.  

Mỹ âm thầm “giấu” tên lửa hạt nhân trong dải băng Greenland thế nào?

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng bí mật thực hiện dự án Iceworm nhằm cất giữ tên lửa hạt nhân trong dải băng Greenland. Dự án này được âm thầm triển khai dưới vỏ bọc Camp Century.

My am tham “giau” ten lua hat nhan trong dai bang Greenland the nao?
Iceworm là mật danh của một dự án tối mật hoạt động dưới vỏ bọc của “Camp Century”. Dự án này được Mỹ thực hiện trong thời Chiến tranh Lạnh. Mục tiêu của Mỹ khi thực hiện dự án Iceworm là cất giấu tên lửa hạt nhân dưới lớp băng Greenland ở Đan Mạch để không bị Liên Xô và các nước phát hiện.  

Nga thay thế tất cả tên lửa hạt nhân Topol cũ bằng RS-24 Yars mới

Đại tá Sergey Karakayev, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga cho biết, quân đội nước này đã thay thế các tên lửa hạt nhân Topol cũ bằng biến thể RS-24 Yars hiện đại.

Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi
Đại tá Sergey Karakayev Nga nhấn mạnh, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đang tích cực mở rộng biên chế, phù hợp với nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-2
Ông Sergey Karakayev tự hào tuyên bố, Lực lượng Tên lửa đã hoàn thành tất cả các cuộc tập trận cho tên lửa RS-24 Yars đã được lên kế hoạch trước đó. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-3
“Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược đã hoàn thành đầy đủ các cuộc tập trận, hiện năng lực chiến đấu đang ở mức cao nhất", ông Sergey Karakayev nhấn mạnh. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-4
Đáng chú ý, đến cuối năm 2023, tỷ lệ vũ khí hiện đại trong kho của Quân đội Nga dự kiến đạt 88%. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-5
RS-24 Yars là hệ thống tên lửa chiến lược khai hỏa từ bệ phóng di động hoặc từ hầm ngầm với đa đầu đạn phân hướng (MIRV). 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-6
Tên lửa này được phát triển bởi Viện Công nghệ nhiệt Moscow và là một biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa Topol. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-7
Tên lửa đạn đạo hạt nhân RS-24 Yars được trang bị từ 3-6 đầu đạn, có khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau ở khoảng cách lên tới 12.000 km. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-8
Dòng tên lửa này lần đầu được thử nghiệm cách đây 15 năm, sau đó các lực lượng chiến lược của Nga bắt đầu biên chế.chúng. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-9
RS-24 Yars đang được xem là một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa chủ lực của quân đội Nga vào thời điểm hiện tại. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-10
RS-24 Yars có chiều dài 20,9 m, đường kính 2 m, trọng lượng phóng lên tới 49 tấn. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-11
Theo các chuyên gia quân sự Nga, tên lửa RS-24 Yars sở hữu tốc độ bay vượt trội so với các loại tên lửa đánh chặn hiện hành, không những vậy chúng còn có khả năng thay đổi độ cao lẫn hướng bay một cách linh hoạt. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-12
 Vì vậy, các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn RS-24 Yars tấn công mục tiêu.
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-13
RS-24 Yars có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ lên tới 300 kilotons mỗi đầu đạn, đủ sức phá hủy cả một thành phố lớn. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-14
Chính vì uy lực và những khả năng tác chiến vượt trội trên, tên lửa RS-24 Yars được mệnh danh là "con trai của quỷ Satan". 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-15
RS-24 Yars được cho là tên lửa đạn đạo uy lực có khả năng thách thức mọi lá chắn phòng không đối thủ. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-16
Truyền thông Nga dẫn một nghiên cứu chỉ ra rằng để vô hiệu hóa được một tên lửa RS-24 Yars, hệ thống phòng không của đối thủ sẽ phải phóng ra ít nhất 50 tên lửa đánh chặn. 
Nga thay the tat ca ten lua hat nhan Topol cu bang RS-24 Yars moi-Hinh-17
 Khả năng tấn công tầm xa của RS-24 Yars sẽ cho phép Nga duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược.

Đọc nhiều nhất

Tin mới