Giải mã dự án cất giữ tên lửa hạt nhân tại Bắc Cực

Giải mã dự án cất giữ tên lửa hạt nhân tại Bắc Cực

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ triển khai Dự án Iceworm nhằm xây dựng một căn cứ ngầm tại Bắc Cực. Mục đích là để cất giữ hơn 600 tên lửa hạt nhân.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, Mỹ và Liên Xô đối đầu căng thẳng và xảy ra cuộc đua vũ trang. Trong số này, Mỹ và Liên Xô đều chạy đua phát triển vũ khí nguyên tử, bao gồm  tên lửa hạt nhân.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, Mỹ và Liên Xô đối đầu căng thẳng và xảy ra cuộc đua vũ trang. Trong số này, Mỹ và Liên Xô đều chạy đua phát triển vũ khí nguyên tử, bao gồm tên lửa hạt nhân.
Vì vậy, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra trong tương lai, giới chức Mỹ lên kế hoạch bố trí vũ khí hủy diệt này ở gần Liên Xô nhằm chiếm được lợi thế. Do đó, sau một thời gian chuẩn bị, Mỹ thực hiện Project Iceworm (Dự án Iceworm).
Vì vậy, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra trong tương lai, giới chức Mỹ lên kế hoạch bố trí vũ khí hủy diệt này ở gần Liên Xô nhằm chiếm được lợi thế. Do đó, sau một thời gian chuẩn bị, Mỹ thực hiện Project Iceworm (Dự án Iceworm).
Project Iceworm là mật danh của dự án bí mật nhằm bố trí vũ khí của quân đội Mỹ triển khai từ năm 1958. Giới chức Mỹ chọn đảo Greenland - lãnh thổ tự trị của Đan Mạch làm nơi cất giữ tên lửa hạt nhân của mình. Dự án tối mật trên được Mỹ triển khai bằng việc thiết lập Trại Thế kỷ (Camp Century) ở độ cao 2.000m tại phần tây bắc đảo Greenland.
Project Iceworm là mật danh của dự án bí mật nhằm bố trí vũ khí của quân đội Mỹ triển khai từ năm 1958. Giới chức Mỹ chọn đảo Greenland - lãnh thổ tự trị của Đan Mạch làm nơi cất giữ tên lửa hạt nhân của mình. Dự án tối mật trên được Mỹ triển khai bằng việc thiết lập Trại Thế kỷ (Camp Century) ở độ cao 2.000m tại phần tây bắc đảo Greenland.
Khi thông tin với bên ngoài, bao gồm cả Đan Mạch nhằm đánh lừa dư luận, Mỹ nói rằng Trại Thế kỷ là một trung tâm nghiên cứu. Đây là nơi các nhà khoa học trực tiếp sinh sống và tìm hiểu cách thức cơ thể con người thích nghi như thế nào dưới môi trường băng đá lạnh giá.
Khi thông tin với bên ngoài, bao gồm cả Đan Mạch nhằm đánh lừa dư luận, Mỹ nói rằng Trại Thế kỷ là một trung tâm nghiên cứu. Đây là nơi các nhà khoa học trực tiếp sinh sống và tìm hiểu cách thức cơ thể con người thích nghi như thế nào dưới môi trường băng đá lạnh giá.
Tuy nhiên, trên thực tế đó là một căn cứ quân sự bí mật dưới lớp băng lạnh giá vùng Bắc Cực. Mỹ xây dựng một hệ thống đường hầm trong lòng núi băng dài tổng cộng khoảng 4.000 km, sâu 10m.
Tuy nhiên, trên thực tế đó là một căn cứ quân sự bí mật dưới lớp băng lạnh giá vùng Bắc Cực. Mỹ xây dựng một hệ thống đường hầm trong lòng núi băng dài tổng cộng khoảng 4.000 km, sâu 10m.
Bên trong khu vực rộng 140 km2 được Mỹ dùng để bố trí hơn 600 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và khoảng 11.000 người sống, làm việc tại đó.
Bên trong khu vực rộng 140 km2 được Mỹ dùng để bố trí hơn 600 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và khoảng 11.000 người sống, làm việc tại đó.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho các chuyên gia, kỹ sư, bên trong Trại Thế kỷ có các cửa hàng, phòng thí nghiệm, bệnh viện, rạp chiếu phim, phòng gym...
Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho các chuyên gia, kỹ sư, bên trong Trại Thế kỷ có các cửa hàng, phòng thí nghiệm, bệnh viện, rạp chiếu phim, phòng gym...
Theo ước tính, chính phủ Mỹ đã chi khoảng 8 triệu USD để triển khai Dự án Iceworm. Dự án này được Mỹ giữ kín trong suốt 37 năm. Đến năm 1995, công chúng mới biết đến sự tồn tại của Trại Thế kỷ.
Theo ước tính, chính phủ Mỹ đã chi khoảng 8 triệu USD để triển khai Dự án Iceworm. Dự án này được Mỹ giữ kín trong suốt 37 năm. Đến năm 1995, công chúng mới biết đến sự tồn tại của Trại Thế kỷ.
Tuy nhiên, Trại Thế kỷ không hoạt động hiệu quả như Mỹ dự kiến. Căn cứ này liên tục gặp một số sự cố như băng tan, các đường hầm nứt nẻ... khiến nơi đây không an toàn để sử dụng. Do đó, đến năm 1966, Trại Thế kỷ được niêm phong và bỏ hoang.
Tuy nhiên, Trại Thế kỷ không hoạt động hiệu quả như Mỹ dự kiến. Căn cứ này liên tục gặp một số sự cố như băng tan, các đường hầm nứt nẻ... khiến nơi đây không an toàn để sử dụng. Do đó, đến năm 1966, Trại Thế kỷ được niêm phong và bỏ hoang.
Theo các chuyên gia, tác động mà Dự án Iceworm gây ra đe dọa đến nhân loại. Nguyên do là bởi các nhà khoa học tính toán được nếu phần băng bao phủ Camp Century bắt đầu tan chảy vào năm 2100 thì các chất thải sinh học, hóa học (bao gồm 200.000 lít dầu diesel, hóa chất) và chất thải phóng xạ còn lại sẽ lan rộng ra môi trường. Sự cố này có thể phá vỡ các hệ sinh thái lân cận dẫn tới ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Theo các chuyên gia, tác động mà Dự án Iceworm gây ra đe dọa đến nhân loại. Nguyên do là bởi các nhà khoa học tính toán được nếu phần băng bao phủ Camp Century bắt đầu tan chảy vào năm 2100 thì các chất thải sinh học, hóa học (bao gồm 200.000 lít dầu diesel, hóa chất) và chất thải phóng xạ còn lại sẽ lan rộng ra môi trường. Sự cố này có thể phá vỡ các hệ sinh thái lân cận dẫn tới ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Mời độc giả xem video: Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT