R-60 - Tên lửa đối không nhẹ nhất thế giới của Việt Nam

(Kiến Thức) - Với trọng lượng 43,5kg, R-60 được xem là một trong những loại tên lửa không đối không nhẹ nhất thế giới, có trong trang bị Không quân Việt Nam.

R-60 - Tên lửa đối không nhẹ nhất thế giới của Việt Nam
Mời độc giả xem clip MiG-29 phóng R-60:
Trong kho tên lửa không đối không trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam, bên cạnh các mẫu thiết kế mới như R-73, R-27, R-77, chúng ta còn duy trì một số mẫu cũ hơn như R-60, K-13. Trong đó, đáng lưu ý nhất là tên lửa không đối không R-60, được xem là một trong những "sát thủ diệt chim sắt" nhẹ nhất thế giới. Đương nhiên, “nhỏ mà có võ”, R-60 sở hữu sức mạnh không thể xem thường.
R-60 là tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại, trọng lượng nhẹ do cục thiết kế Vympel phát triển từ cuối những năm 1960 cho tiêm kích đánh chặn MiG-23. Tên gọi ban đầu của nó là K-60 (izdeliye 62), tới khi đưa vào phục vụ từ năm 1974 mới được đổi tên thành R-60 (NATO định danh là AA-8 Aphid).
R-60 - Ten lua doi khong nhe nhat the gioi cua Viet Nam
 Tên lửa không đối không R-60.
Khi được chính thức giới thiệu, R-60 đã được xem là một trong những tên lửa không đối không nhẹ nhất thế giới khi mà trọng lượng phóng chỉ là 43,5kg. Tên lửa có chiều dài 2,09m, đường kính thân 120mm.
Thiết kế của R-60 gồm 3 phần chính: đầu dò hồng ngoại ở mũi, tiếp đến là đầu nổ và cuối cùng là động cơ nhiên liệu rắn. Khả năng linh hoạt cực cao của R-60 nhờ vào thiết kế thân ngắn và cơ chế điều hướng với 4 cánh lái nhỏ ở đầu và 4 cánh lái lớn ở đuôi tên lửa. Đặc biệt, 4 cánh nhỏ ở phía mũi, được biết đến với tên gọi "destabilizers", mang lại sự cải tiến cho khả năng chỉnh hướng bay tại các góc tấn công.
Về đầu tự dẫn, tên lửa R-60 đời đầu trang bị đầu dò hồng ngoại Kolmar, nhưng sau này khi xuất hiện các biện pháp đối phó tên lửa tầm nhiệt (mồi bẫy pháo sáng), thì trên biến thể R-60M giới thiệu năm 1982 tích hợp thêm khả năng chống nhiễu, đầu dò tìm được làm lạnh bằng ni tơ với góc nhìn mở rộng.
Phần đầu nổ, ban đầu R-60 trang bị khối thuốc nổ nặng 3kg dùng ngòi nổ không tiếp xúc. Biến thể cải tiến R-60M trang bị đầu nổ nặng 3,5kg với ngòi nổ radar hoặc ngòi nổ quang học cải thiện khả năng đối phó với hệ thống tác chiến điện tử của đối phương. Ngoài ra, còn một biến thể khác dùng ngòi nổ urani làm nghèo để tăng hết sức mạnh khi công kích.
R-60 - Ten lua doi khong nhe nhat the gioi cua Viet Nam-Hinh-2
 Tiêm kích MiG-21 Việt Nam mang 2 đạn R-60.
Tên lửa R-60 trang bị động cơ rocket thuốc phóng rắn cho tầm bắn tối đa 8km trên độ cao lớn, nhưng tầm tác chiến lý tưởng chỉ là 4km. Tuy nhiên, ưu điểm của R-60 không phải ở tầm bắn xa mà chính là tầm bắn ngắn nhất của nó chỉ 300m, lợi thế trong các cuộc không chiến quần vòng, cự ly gần.
Dù được thiết kế cho MiG-23 nhưng tên lửa không đối không R-60 có thể mang trên hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ 2-3-4 của Liên Xô. Ví dụ như tiêm kích đánh chặn MiG-21, MiG-25, MiG-29, MiG-31, Su-15 và cường kích Su-17, MiG-27, Su-22, Su-24, Su-25. Thậm chí, R-60 cũng có thể được trang bị trên các trực thăng tấn công Mi-24.
R-60 được Liên Xô xuất khẩu rất rộng rãi cho hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu trang bị tên lửa R-60 cho tiêm kích MiG-21 và cường kích Su-22.

Chiến tích gây tranh cãi

Không như "người tiền nhiệm" Vympel K-13, tên lửa R-60 không lập được nhiều chiến tích vang dội, thay vào đó nó còn phải mang tiếng xấu ngay lần đầu tiên tham chiến.

Ngày 20/4/1978, tiêm kích Su-15 Không quân Liên Xô đã bắn 2 quả tên lửa R-60 vào chiếc máy bay chở khách B707 của hãng hàng không Korean Air Lines khiến 2 hành khách thiệt mạng. Chiếc B707 này bị hỏng hệ thống định vị và bay lạc vào không phận Nga. Vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi giữa Liên Xô, Hàn Quốc và các nước phương Tây.

R-60 - Ten lua doi khong nhe nhat the gioi cua Viet Nam-Hinh-3
 Chiếc B707 của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp thành công sau khi trúng 2 quả R-60.

Cũng trong năm 1978, ngày 21/6, tiêm kích MiG-23M do phi công V.Shkinder điều khiển đã bắn hạ 2 trực thăng CH-47 Chinook của Không quân Iran xâm phạm không phận bằng 2 quả R-60 và pháo 30mm.

Trong cuộc chiến tranh Lebanon 1982, các nguồn tin Nga khẳng định Không quân Syria đã sử dụng tên lửa R-60 để hạ tiêm kích hạng nặng F-4, F-16 và Kfirs của Không quân Israel. Dù vậy, quan chức Israel phủ nhận điều này và cho rằng các thiệt hại của Israel đều do hệ thống tên lửa đất đối không.

Chiến tích cuối cùng của tên lửa R-60 là vào năm 1999, tiêm kích MiG-21 Không quân Ấn Độ đã bắn hạ máy bay tuần tra biển tầm xa Breguet Atlantique của Pakistan bằng R-60.

“Sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Việt Nam

“Sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Việt Nam
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.

Tên lửa không đối không lắp đầu tự dẫn hồng ngoại K-13 có trọng lượng khoảng 90kg, lắp đầu đạn nặng 7,4kg. K-13 lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,5, tầm bắn 8km. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21bis mang 2 tên lửa K-13 trên cánh.
Tên lửa không đối không lắp đầu tự dẫn hồng ngoại K-13 có trọng lượng khoảng 90kg, lắp đầu đạn nặng 7,4kg. K-13 lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,5, tầm bắn 8km. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21bis mang 2 tên lửa K-13 trên cánh.

Loại tên lửa đối không thứ 2 thường được trang bị trên tiêm kích MiG-21 là Molniya R-60. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 đạn tên lửa R-60 trên cánh.
Loại tên lửa đối không thứ 2 thường được trang bị trên tiêm kích MiG-21 là Molniya R-60. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 đạn tên lửa R-60 trên cánh.

Tên lửa không đối không tầm ngắn lắp đầu tự dẫn hồng ngoại R-60 có trọng lượng 43,5kg, lắp đầu đạn nặng 3kg. Tên lửa đạt tầm bắn 8km, độ cao bay diệt mục tiêu tối đa 20km.
Tên lửa không đối không tầm ngắn lắp đầu tự dẫn hồng ngoại R-60 có trọng lượng 43,5kg, lắp đầu đạn nặng 3kg. Tên lửa đạt tầm bắn 8km, độ cao bay diệt mục tiêu tối đa 20km.

Máy bay cường kích Su-22M/M4 cũng có khả năng mang 2 đạn tên lửa R-60. Nguồn: Vnexpress.
Máy bay cường kích Su-22M/M4 cũng có khả năng mang 2 đạn tên lửa R-60. Nguồn: Vnexpress.

Cùng với quá trình mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới sau năm 1990, kho tên lửa đối không của Việt Nam cũng được trang bị thêm một số loại. Theo tạp chí Moscow Defence Brief (số ra tháng 4/2008), Việt Nam ký hợp đồng mua khoảng 200 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73E. Toàn bộ tên lửa được chuyển giao trong giai đoạn 1995-2004.
Cùng với quá trình mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới sau năm 1990, kho tên lửa đối không của Việt Nam cũng được trang bị thêm một số loại. Theo tạp chí Moscow Defence Brief (số ra tháng 4/2008), Việt Nam ký hợp đồng mua khoảng 200 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73E. Toàn bộ tên lửa được chuyển giao trong giai đoạn 1995-2004.

Số tên lửa R-73E này được mua nhằm trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2 mà Việt Nam mua trong giai đoạn 1995-2004. R-73E lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 20km. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK2 mang 2 đạn tên lửa R-73E trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời tổ quốc.
Số tên lửa R-73E này được mua nhằm trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2 mà Việt Nam mua trong giai đoạn 1995-2004. R-73E lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 20km. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK2 mang 2 đạn tên lửa R-73E trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời tổ quốc.

Năm 2004, Việt Nam ký thỏa thuận một số lượng không xác định tên lửa không đối không tầm trung R-27 trang bị cho tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2.
Năm 2004, Việt Nam ký thỏa thuận một số lượng không xác định tên lửa không đối không tầm trung R-27 trang bị cho tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2.

Tên lửa không đối không R-27 được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar bán chủ động tùy từng biến thể. R-27 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 70-80km. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh quả đạn R-27 (chưa lắp cánh điều khiển thân, đuôi) trong chuyến thăm Trung đoàn Tiêm kích 923. Nguồn: Vnexpress
Tên lửa không đối không R-27 được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar bán chủ động tùy từng biến thể. R-27 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 70-80km. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh quả đạn R-27 (chưa lắp cánh điều khiển thân, đuôi) trong chuyến thăm Trung đoàn Tiêm kích 923. Nguồn: Vnexpress

Cũng theo Moscow Defence Brief, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ tên lửa không đối không tầm trung R-77 (trong ảnh). Việc chuyển giao được thực hiện trong năm 2004.
Cũng theo Moscow Defence Brief, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ tên lửa không đối không tầm trung R-77 (trong ảnh). Việc chuyển giao được thực hiện trong năm 2004.

Tên lửa không đối không R-77 (hoặc gọi là RVV-AE) chủ yếu trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 của không quân Việt Nam. R-77 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn đạt 40-80km.
Tên lửa không đối không R-77 (hoặc gọi là RVV-AE) chủ yếu trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 của không quân Việt Nam. R-77 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn đạt 40-80km.

Oai hùng tiêm kích MiG-21 bắn tên lửa, rocket

(Kiến Thức) - Dù đã hơn nửa thế kỷ phục vụ, “ngựa chiến” MiG-21 vẫn trông rất oai hùng mỗi khi bắn tên lửa, rocket hay đốt tăng lực.

Oai hùng tiêm kích MiG-21 bắn tên lửa, rocket
Bắt đầu phục vụ từ năm 1959, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đôi cánh MiG-21 vẫn tiếp tục bền vững với thời gian. Hiện nay, dù được đánh giá là đã rất lạc hậu, nhưng trên thế giới vẫn còn khoảng 18-20 quốc gia biên chế tiêm kích đánh chặn MiG-21. Bên cạnh việc duy trì, một vài nước có ngân sách và tiềm lực quốc phòng đã thực hiện việc nâng cấp MiG-21 để thích ứng với chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer C của Không quân Romania được trang bị radar tầm xa và tên lửa không đối không hiện đại hơn loại K-13 và R-60.
 Bắt đầu phục vụ từ năm 1959, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đôi cánh MiG-21 vẫn tiếp tục bền vững với thời gian. Hiện nay, dù được đánh giá là đã rất lạc hậu, nhưng trên thế giới vẫn còn khoảng 18-20 quốc gia biên chế tiêm kích đánh chặn MiG-21. Bên cạnh việc duy trì, một vài nước có ngân sách và tiềm lực quốc phòng đã thực hiện việc nâng cấp MiG-21 để thích ứng với chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer C của Không quân Romania được trang bị radar tầm xa và tên lửa không đối không hiện đại hơn loại K-13 và R-60. 

Điểm danh kho trực thăng “khủng” của Quân đội Mỹ (1)

(Kiến Thức) - Các thiết kế trực thăng như UH-60, CH-47 hay AH-64 từ lâu đã được biết tới như lực lượng xương sống của Quân đội Mỹ trong mọi cuộc chiến.

Điểm danh kho trực thăng “khủng” của Quân đội Mỹ (1)
Diem danh kho truc thang
Theo đánh giá của tạp chí Flight Global cho biết, Quân đội Mỹ đang sở hữu hơn 4.600 trực thăng các loại, vượt xa bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Trong số đó, trực thăng đa nhiệm UH-60 Black Hawk có khoảng 2.139 chiếc và được trang bị cho hầu hết mọi binh chủng trong Quân đội Mỹ. Nó được xem là xương sống cho lực lượng không vận của Mỹ và được đưa vào hoạt động từ năm 1979.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.