Tàu vũ trụ chụp hình ảnh kỳ lạ ở nơi NASA tin có sự sống

Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ hình ảnh lạ.

Trong một chuyến bay ngang "mặt trăng sự sống" Europa, tàu vũ trụ khám phá Sao Mộc Juno đã bắt được những lời gợi ý tiềm năng về hoạt động bề mặt vẫn đang diễn ra trên thiên thể này.

Cụ thể, các hình ảnh từ một máy ảnh đặc biệt là SRU trên Juno cho thấy một khu vực băng giá có hình dạng kỳ lạ.

Tau vu tru chup hinh anh ky la o noi NASA tin co su song

Mặt trăng sự sống Europa của Sao Mộc với tàu vũ trụ Europa Clipper sẽ bay bên trên trong tương lai - Ảnh đồ họa: NASA

Khu vực rộng 37x67 km này giống một con thú mỏ vịt khổng lồ, với thân ở phía Bắc và mỏ ở phía Nam. Hai khu vực được nối với nhau bằng một dải hẹp có chứa các khối băng lớn, mỗi khối kích thước 1 km và có bóng đổ.

Đáng chú ý những hình ảnh này có nhiều khác biệt ở khu vực phía Nam so với các hình ảnh mà Juno từng chụp từ năm 1995 đến 2003.

Nếu thực sự bề mặt Europa thay đổi, đó là một phát hiện rất quan trọng. Bởi lẽ trong Thái Dương hệ, chỉ Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được biết đến là có hoạt động địa chất.

Trong khi Io quá nhiều núi lửa nên hoạt động địa chất trở thành quá đà, thì hoạt động địa chất vừa phải trên Trái Đất lại góp phần giúp sự sống tồn tại và tiến hóa, liên quan đến sự ổn định từ quyển, khí quyển cũng như góp phần giúp cân bằng hóa học môi trường sống.

Nếu Europa cũng có hoạt động địa chất bề mặt, kỳ vọng về khả năng sinh sống được của nó ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, nhóm tác giả từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho rằng các bằng chứng từ Juno còn khá yếu do chất lượng hình ảnh các giai đoạn còn một số khác biệt.

Do đó, chưa thể kết luận Europa có hoạt động bề mặt. Nó chỉ là lời gợi ý, chờ đợi tàu Europa Clipper giải mã. Chiến binh săn sự sống này được NASA dự kiến phóng vào tháng 10/2024, sẽ tập trung vào Europa thay vì chỉ thám hiểm chung chung Sao Mộc và các mặt trăng của nó.

Bên cạnh đó, các hình ảnh gây nên mối nghi ngờ hấp dẫn này cũng cung cấp nhiều chi tiết thú vị cho thấy đây đúng là nơi Europa Clipper cần tập trung: Chúng bao gồm trầm tích có thể liên quan đến nước lỏng ngay dưới bề mặt, cũng như các đám sương mù đầy nước đang được phun ra.

Trước đó, một loạt bằng chứng gợi ý về sự sống đã được nhận diện trên Europa, khiến nó trở thành một trong những nơi mà NASA đặt kỳ vọng lớn nhất về việc tìm kiếm sinh vật ngoài hành tinh.

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Kinh ngạc hành tinh bí ẩn gần Sao Hải Vương chứa “mầm” sự sống?

Ceres, hành tinh lùn đầy bí ẩn nằm gần Sao Hải Vương đang gây chú ý các nhà khoa học vì khả năng chứa "mầm" sự sống.

Kinh ngạc hành tinh bí ẩn gần Sao Hải Vương chứa “mầm” sự sống?
Kinh ngac hanh tinh bi an gan Sao Hai Vuong chua “mam” su song?
 Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia đã tiến hành nghiên cứu về khả năng chứa đựng sự sống trên hành tinh lùn Ceres, nằm gần Sao Hải Vương. 

Phát hiện rùng mình của tàu NASA trước khi “bỏ mạng” ở Sao Hỏa

Dữ liệu từ tàu NASA đã giúp các nhà khoa học giải thích tại sao Sao Hỏa, một hành tinh từng có điều kiện phù hợp với sự sống, bây giờ trở nên khô cằn và khắc nghiệt.

Phát hiện rùng mình của tàu NASA trước khi “bỏ mạng” ở Sao Hỏa
Phat hien rung minh cua tau NASA truoc khi “bo mang” o Sao Hoa
InSight - tàu đổ bộ của NASA đã phát hiện một lớp silicate nóng chảy quanh lõi của Sao Hỏa.  

Phát hiện manh mối sự sống ở “Mặt Trăng bị lãng quên” của Sao Mộc

NASA đã phát hiện manh mối về sự tồn tại của sự sống trên Ganymede, một trong những mặt trăng của Sao Mộc.

Phát hiện manh mối sự sống ở “Mặt Trăng bị lãng quên” của Sao Mộc
Phat hien manh moi su song o “Mat Trang bi lang quen” cua Sao Moc
Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy, và nó được NASA quan tâm sau khi phát hiện hợp chất hữu cơ và muối trên bề mặt của nó. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới