Tàu Trung Quốc bám đuổi, ngăn cản tàu Cảnh sát biển Việt Nam

Tàu hộ tống của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã liên tục áp sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam.

Tàu Trung Quốc bám đuổi, ngăn cản tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Theo tin từ phóng viên đang có mặt tại khu vực thực địa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đúng vào ngày kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, các tàu hộ tống của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã liên tục áp sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trong quá trình các tàu Việt Nam tuyên truyền, yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành quy định của pháp luật quốc tế.
Khi biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tiếp cận với giàn khoan Hải Dương-981 với khoảng cách 10 hải lý, các Kiểm ngư viên tiếp tục thực hiện biện pháp tuyên truyền qua kênh liên lạc chung của Quốc tế VHF-16 bằng tiếng Việt và tiếng Trung, khẳng định chủ quyền vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc rút các tàu hộ tống và giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Tàu hải cảnh Trung Quốc cơ động chặn đầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN).
 Tàu hải cảnh Trung Quốc cơ động chặn đầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN).
Ngay lúc đó, các tàu hộ tống giàn khoan đặt trái phép cơ động ra ngăn cản gồm có 3 tàu: Hải giám 2168; tàu kéo 263 và tàu kéo Haishan một mặt tung ra những luận điệu xuyên tạc, ngang ngược cho rằng các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đang vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc, một mặt tăng tốc tìm cách đâm, húc vào các tàu Việt Nam.
Trước hành vi khiêu khích của tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam buộc phải cho tàu quay đầu lùi ra xa giàn khoan đặt trái phép khoảng 13 hải lý.
Đáng chú ý trong buổi sáng nay, riêng tàu hải giám 2168 của Trung Quốc đã mở hết tốc lực cả hai máy, áp sát tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam để tìm cách đâm húc, phun vòi rồng. Khoảng cách hai tàu lúc gần nhất chỉ là 30m. Do cảnh giác, nắm bắt ý đồ của các tàu Trung Quốc, tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 khéo léo liên tục đổi hướng, che khuất hướng bắn vòi rồng của tàu Trung Quốc, nên tránh được sự va chạm trước hành vi khiêu khích của các tàu Trung Quốc.
Cũng trong sáng nay, xuất hiện máy bay tuần thám tuần tiễu của Trung Quốc trên không phận biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam.
Chiều cùng ngày, ở khoảng cách 13 hải lý so với giàn khoan Hải Dương-981, bất ngờ xuất hiện tàu 2506 và tàu kéo Haishan đi cắt ngang đội hình biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam, tạo nên một tình huống nguy hiểm trên biển.

Giàn khoan trái phép dịch chuyển, tàu TQ tấn công tàu VN

(Kiến Thức) - Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển khoảng 140m về phía Tây Bắc lúc 8h40.

Giàn khoan trái phép dịch chuyển, tàu TQ tấn công tàu VN

Giàn khoan Trung Quốc trái phép Hải Dương 981 dịch chuyển khoảng 140m về phía Tây Bắc

Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9

(Kiến Thức) - Theo Cảnh sát biển VN, tới chiều qua, giàn khoan Nam hải 9 chưa nằm trong vùng nhạy cảm mà vẫn nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý. 

Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9

Giàn khoan Nam Hải 9 vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm

Liên quan đến thông tin trên website của Cục Hải sự Trung Quốc loan báo về việc tiếp tục đưa giàn khoan thứ hai - Nam Hải 9 vào biển Đông, trao đổi với Pháp Luật TP HCM chiều 19/6, Trung tá Đặng Hồng Quân, Phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, mọi phương tiện hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đều được lực lượng cảnh sát biển phát hiện, theo dõi và sẵn sàng ứng phó nếu vi phạm pháp luật Việt Nam.

Theo ông Quân, cho đến thời điểm này (chiều 19/6 - PV), phía Cảnh sát biển Việt Nam chưa ghi nhận phương tiện nào như là giàn khoan mang tên “Nam Hải 9” tại khu vực biển mà website Cục Hải sự Trung Quốc loan báo.

Trong khi đó, cùng ngày, báo Tuổi trẻ dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết, Cảnh sát biển đã, đang và sẽ theo dõi sát sao giàn khoan Nam Hải 9 và chuẩn bị các phương án đối phó với mọi tình huống.

Giàn khoan Nam Hải 9 hiện vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm.
 Giàn khoan Nam Hải 9 hiện vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm.

Theo khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, giàn khoan này chưa nằm trong vùng nhạy cảm, hiện nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý; cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.

Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra Biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế VN theo Công ước Luật biển 1982?

(Kiến Thức) - Hoàng Sa, Trường Sa không thể thuộc chủ quyền lãnh thổ của TQ vì Hoàng Sa cách lục địa TQ 270 hải lý và Trường Sa cách 750 hải lý.

Vùng đặc quyền kinh tế VN theo Công ước Luật biển 1982?
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng. Theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) điều chỉnh.
Vùng đặc quyền kinh tế VN theo Công ước Luật biển 1982?
 Vùng đặc quyền kinh tế VN theo Công ước Luật biển 1982?

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới