Tàu sân bay Mỹ “khó sống” trước DF-21D Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đội tàu chiến Mỹ với hệ thống Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 khó có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ “khó sống” trước DF-21D Trung Quốc
Theo Trung tâm Phân tích Quân sự có trụ sở tại Moscow, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Hải quân Trung Quốc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ nếu xung đột giữa 2 nước xảy ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
 DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
Báo cáo của trung tâm này cho biết, DF-21D là tên lửa siêu âm có khả năng đạt tốc độ Mach 10 và tầm bắn 1.450km. Và sẽ rất khó để đánh chặn DF-21D bằng tên lửa SM-3 được triển khai trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Kể cả khi các dấu hiệu hồng ngoại của DF-21D có thể bị các hệ thống radar của F-35 Lightning II phát hiện thì nhóm tàu sân bay chiến đấu cũng chỉ có thêm 8 phút để đối phó.
Hệ thống phòng không có thể được dùng để đánh chặn các vật thể bay tốc độ cao của Mỹ được dùng trên USS Lake Erie – một tàu lớp Ticonderoga có thể đánh chặn thành công vệ tinh do thám USA-193 với tên lửa SM-3 ở khoảng cách 247km vào năm 2008. Tuy nhiên, trước đó Lake Erie đã có rất nhiều thông tin về loại vệ tinh kể trên.
Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.
 Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.
Thiếu những thông tin về điểm phóng của tên lửa, cách duy nhất để đánh chặn DF-21D là thông qua các phương thức điện tử cho phép Hải quân Mỹ đánh chặn bằng cách thay đổi quỹ đạo của tên lửa. Ngoài ra sẽ không còn cách nào khác để tàu sân bay Mỹ phòng chống lại cuộc tấn công từ DF-21D.
DF-21D định vị mục tiêu qua hệ thống định vị bằng vệ tinh như GPS hoặc Bắc Đẩu. Vì lý do này, sự chính xác của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã được cải tiến dần dần. Một tên lửa DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu chiến hiện đại.
Một điểm yếu của DF-21D là khả năng bắn hạ các mục tiêu chỉ cách 50-100km của loại tên lửa này vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, các nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ có thể bị bắn trúng nếu bị phát hiện ở khoảng cách 1.000km hoặc 1.500km.

Tên lửa DF-21D Trung Quốc nhắm vào Mỹ hay Đài Loan?

Tên lửa DF-21D Trung Quốc nhắm vào Mỹ hay Đài Loan?
Theo tạp chí Khán Hòa, mục tiêu thật sự khi Quân đoàn Pháo binh số 2 (Trung Quốc) phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D không phải là tàu sân bay Mỹ mà là văn phòng của Tổng thống Đài Loan.

Trước đó, Want Daily đưa tin, theo một ảnh vệ tinh Google Earth cung cấp cho thấy, trong một cuộc tập trận trên sa mạc Gobi, Trung Quốc đã “đánh chìm” thành công mục tiêu tàu sân bay mô phỏng trên đất liền.

Theo các hình ảnh vệ tinh, 2 hố sâu nằm trên nền đất dài chừng 200m trên sa mạc gobi được sử dụng mô phỏng boong phóng máy bay tàu sân bay Mỹ. Các nhà phân tích tin rằng những hố sâu này được tạo ra bởi “sát thủ diệt tàu sân bay” – tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, giới phân tích nghi ngờ rằng mục đích của lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn này của Trung Quốc là để kiểm tra sự lợi hại của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay”. Khi đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng mục tiêu mà tên lửa này nhắm tới là tàu sân bay Mỹ.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh, Khán Hòa cho rằng mục tiêu mô phỏng thực sự mà tên lửa DF-21D của PLA nhắm tới là văn phòng Tổng thống Đài Loan (Đài Bắc).

Tạp chí này cũng từng cho rằng mục tiêu mà tên lửa Trung Quốc nhắm tới là căn cứ không quân Ching Chuan Kang ở thành phố Đài Trung, miền Trung Đài Loan. Đó là căn cứ quân sự lớn nhất của Đài Loan.

“Sát thủ” diệt tàu sân bay TQ “có tiếng mà không có miếng“

“Sát thủ” diệt tàu sân bay TQ “có tiếng mà không có miếng“
Một báo cáo mới từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM) của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không phải là thứ vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.

Trung Quốc tăng tầm DF-21D “chặn” Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc tăng tầm DF-21D “chặn” Mỹ ở Biển Đông
Nhà phân tích quân sự Mỹ của tờ The Diplomat Harry Kazianis nhận định, Quân đội Trung Quốc sẽ sớm mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của mình nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp hoạt động của hải quân nước này ở Biển Đông.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.