Tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu đã trong vịnh Cam Ranh

Sáng 20/1 tàu vận tải Rolldock Storm (Hà Lan) chở tàu ngầm kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu về Việt Nam đã thả neo trong vịnh Cam Ranh.

Tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu đã trong vịnh Cam Ranh
Sau 41 ngày rưỡi kể từ khi khởi hành từ Saint Petersburg (Nga), sáng nay tàu vận tải Rolldock Storm (Hà Lan) chở tàu ngầm kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu về Việt Nam đã thả neo trong vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), trước khu vực quân cảng Cam Ranh.
Tau ngam 187 Ba Ria – Vung Tau da o trong vinh Cam Ranh

Tàu Rolldock Storm chở tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở trong vịnh Cam Ranh

Lúc 16h10 ngày 9/12/2016 (giờ Việt Nam), tàu Rolldock Storm chở tàu ngầm kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu rời Saint Petersburg, bắt đầu hành trình đưa chiếc tàu ngầm kilo thứ 6 của Hải quân Việt Nam về Căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa). Tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu là chiếc cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka 636.1 (kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, theo một hợp đồng được ký ngày 15/12/2009. Tàu được cắt thép đóng ngày 28/5/2014, hạ thủy ngày 28/09/2015.
Trước đó, từ đầu năm 2014 đến đầu năm 2016, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 5 chiếc tàu ngầm kilo, đưa vào biên chế Lữ đoàn tàu ngầm 189, đó là các tàu 182 Hà Nội, tàu 183 Thành phố Hồ Chí Minh, tàu 184 Hải Phòng, tàu 185 Khánh Hòa và tàu 186 Đà Nẵng. Trong đó, tàu 185 Khánh Hòa do tàu Rolldock Storm đưa từ Nga về đến Cam Ranh.

Báo Nga: Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Trung Quốc

Theo Sputnik VN, Trung Quốc cũng sở hữu lớp tàu Kilo nhưng tàu ngầm Kilo Project 636 xuất khẩu cho Việt Nam có lợi thế hơn về hệ thống vũ khí mạnh mẽ.

Báo Nga: Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Trung Quốc

Hôm 30/6, tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock đã đưa tàu ngầm Kilo Project 636 thứ tư của Hải quân Việt Nam (chiếc HQ-185 Đà Nẵng) về tới quân cảng Cam Ranh. Trước đó, Việt Nam đã nhận bàn giao ba tàu ngầm Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng.

Bình luận về sự kiện này, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litvokin cho rằng,  đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. 

"Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học", ông Litvokin nói.

Các tàu ngầm Kilo Proejct 636 được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương." Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.

Tàu ngầm Đà Nẵng chạy thử nghiệm trên biển.
 Tàu ngầm Đà Nẵng chạy thử nghiệm trên biển.

Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu ngầm Kilo mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa Klub hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5 - 10 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Các thủy thủ đoàn Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Dành cho thủy thủ Việt Nam đã tổ chức các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi. Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển. Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong một tháng rưỡi. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào năm 2016.

Sức mạnh tàu ngầm Mỹ lặng lẽ tham gia đánh IS

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm ít nhất 4 tàu chiến nữa tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch chống IS, trong đó có cả tàu ngầm hạt nhân.

Sức mạnh tàu ngầm Mỹ lặng lẽ tham gia đánh IS
Suc manh tau ngam My lang le tham gia danh IS
 Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ cho biết, hôm 6/6 Hạm đội 6 của Mỹ đã triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình USS Springfield (SSN 761) đến vùng Biển Điạ Trung Hải để hỗ trợ liên quân chống IS của Phương Tây đang hoạt động tại khu vực này.

Ảnh nóng: Tàu ngầm Kilo Bà Rịa-Vũng Tàu ra biển thử nghiệm

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Bà Rịa-Vũng Tàu của Hải quân Việt Nam đã ra đến vịnh Phần Lan để tiếp tục thực hiện các thử nghiệm trên biển.

Ảnh nóng: Tàu ngầm Kilo Bà Rịa-Vũng Tàu ra biển thử nghiệm
Anh nong: Tau ngam Kilo Ba Ria-Vung Tau ra bien thu nghiem
Theo truyền thông Nga, hôm 10/9, tàu ngầm Bà Rịa-Vũng Tàu của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã ra đến vịnh Phần Lan để tiếp tục các công tác thử nghiệm trên mặt biển trước khi bàn giao.  

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.