Sức mạnh tàu ngầm Mỹ lặng lẽ tham gia đánh IS

Sức mạnh tàu ngầm Mỹ lặng lẽ tham gia đánh IS

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm ít nhất 4 tàu chiến nữa tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch chống IS, trong đó có cả tàu ngầm hạt nhân.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ cho biết, hôm 6/6 Hạm đội 6 của Mỹ đã triển khai thêm  tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình USS Springfield (SSN 761) đến vùng Biển Điạ Trung Hải để hỗ trợ liên quân chống IS của Phương Tây đang hoạt động tại khu vực này.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ cho biết, hôm 6/6 Hạm đội 6 của Mỹ đã triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình USS Springfield (SSN 761) đến vùng Biển Điạ Trung Hải để hỗ trợ liên quân chống IS của Phương Tây đang hoạt động tại khu vực này.
Cũng theo Hải quân Mỹ, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân USS Springfield tại Địa Trung Hải còn là một phần trong các hoạt động hỗ trợ của Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích an ninh các nước đồng minh trong khu vực và cũng là nhiệm vụ chính của Hạm đội 6 từ trước cho tới nay.
Cũng theo Hải quân Mỹ, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân USS Springfield tại Địa Trung Hải còn là một phần trong các hoạt động hỗ trợ của Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích an ninh các nước đồng minh trong khu vực và cũng là nhiệm vụ chính của Hạm đội 6 từ trước cho tới nay.
USS Springfield (SSN 761) là một trong 39 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ, nó được đưa vào trang bị từ năm 1993 với thủy thủ đoàn 110 người.
USS Springfield (SSN 761) là một trong 39 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ, nó được đưa vào trang bị từ năm 1993 với thủy thủ đoàn 110 người.
Các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles được trang bị 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng mang theo các tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk Block III với khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách 1.300km.
Các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles được trang bị 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng mang theo các tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk Block III với khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách 1.300km.
Cùng với đó là 4 ống phóng ngư lôi 533mm với 37 ngư lôi tiêu chuẩn Mark 48 có tầm bắn tối đa 50km, mỗi quả ngư lôi loại này mang theo đầu đạn nặng tới 295kg.
Cùng với đó là 4 ống phóng ngư lôi 533mm với 37 ngư lôi tiêu chuẩn Mark 48 có tầm bắn tối đa 50km, mỗi quả ngư lôi loại này mang theo đầu đạn nặng tới 295kg.
Tuy nhiên trái tim của tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles vẫn là lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G với 2 tua bin có công suất lên đến 35.000 mã lực và phải mất tới 30 năm nó mới cần nạp lại các thanh nhiên liệu. Dù vậy dự trữ hành trình của tàu ngầm này chỉ 90 ngày do phải bổ sung nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.
Tuy nhiên trái tim của tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles vẫn là lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G với 2 tua bin có công suất lên đến 35.000 mã lực và phải mất tới 30 năm nó mới cần nạp lại các thanh nhiên liệu. Dù vậy dự trữ hành trình của tàu ngầm này chỉ 90 ngày do phải bổ sung nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles được xem là xương sống của lực lượng tàu ngầm Mỹ bên cạnh đó là các lớp tàu ngấm tấn công hạt nhân khác như Virginia, Seawolf và Ohio.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles được xem là xương sống của lực lượng tàu ngầm Mỹ bên cạnh đó là các lớp tàu ngấm tấn công hạt nhân khác như Virginia, Seawolf và Ohio.
Được biết, bên cạnh tàu USS Springfield Hạm đội 6 còn điều thêm nhóm tàu tác chiến tàu sân bay gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman lớp Nimitz, tuần dương hạm USS Anzio lớp Ticonderoga và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Gonzalez lớp Arleigh Burke đến Địa Trung Hải.
Được biết, bên cạnh tàu USS Springfield Hạm đội 6 còn điều thêm nhóm tàu tác chiến tàu sân bay gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman lớp Nimitz, tuần dương hạm USS Anzio lớp Ticonderoga và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Gonzalez lớp Arleigh Burke đến Địa Trung Hải.
Hiện tại ở Địa Trung Hải có khá nhiều quốc gia tham gia vào liên quân chống IS tại Iraq và Syria với hai quốc gia dẫn đầu là Mỹ và Nga, tuy nhiên cả hai nước này đều không đứng cùng một liên minh mà thực hiện các chiến dịch quân sự khác nhau.
Hiện tại ở Địa Trung Hải có khá nhiều quốc gia tham gia vào liên quân chống IS tại Iraq và Syria với hai quốc gia dẫn đầu là Mỹ và Nga, tuy nhiên cả hai nước này đều không đứng cùng một liên minh mà thực hiện các chiến dịch quân sự khác nhau.
Dù sở hữu hạm đội tàu chiến lên đến gần 100 chiếc và luôn có ít nhất 2 tàu sân bay tham gia các chiến dịch không kích nhưng cho đến nay liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu hầu như không dành được mấy thắng lợi trên chiến trường dù đã tham chiến gần 2 năm nay. Trong khi đó Nga chỉ mới bắt đầu chiến dịch chống IS vào tháng 9 năm ngoái nhưng lại khiến toàn bộ cục diện chiến trường ở Syria thay đổi với các thất bại liên tiếp của IS.
Dù sở hữu hạm đội tàu chiến lên đến gần 100 chiếc và luôn có ít nhất 2 tàu sân bay tham gia các chiến dịch không kích nhưng cho đến nay liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu hầu như không dành được mấy thắng lợi trên chiến trường dù đã tham chiến gần 2 năm nay. Trong khi đó Nga chỉ mới bắt đầu chiến dịch chống IS vào tháng 9 năm ngoái nhưng lại khiến toàn bộ cục diện chiến trường ở Syria thay đổi với các thất bại liên tiếp của IS.

GALLERY MỚI NHẤT