Tàu đổ bộ nào của Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser?
(Kiến Thức) - Theo thông tin chính thức từ Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ sẽ sớm trang bị hệ thống vũ khí laser đầu tiên của lực lượng này lên trên tàu đổ bộ tấn công USS Portland trong năm 2018.
Tuấn Anh
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, Hải quân Mỹ đang đặt mục tiêu hoàn tất việc tích hợp hệ thống vũ khí laser đầu tiên của lực lượng này lên trên tàu đổ bộ tấn USS Portland trong năm nay.
Theo đó, hệ thống vũ khí laser trên đang được Hải quân Mỹ hoàn thiện và dự định sẽ được gắn lên trên USS Portland vào mùa thu năm nay.
Đại tá Brian Metcalf thuộc Hải quân Mỹ cho biết, mặc dù việc tích hợp vũ khí laser trên USS Portland sẽ diễn ra trong năm nay, nhưng quá trình thử nghiệm loại vũ khí này có thể tốn một khoảng thời gian dài, mất từ vài tháng cho tới một năm tùy theo điều kiện thử nghiệm.
Vũ khí laser sẽ sử dụng chùm tia laser với năng lượng cực lớn để đốt cháy mục tiêu, mục tiêu của nó có thể là các tên lửa của đối phương hoặc các tàu chiến thù địch. Nguồn ảnh: Sputnik.
"Những bộ phận được gọi là modul năng lượng được sử dụng để kiểm soát và cung cấp năng lượng cho các chùm tia laser đã được tính toán để thiết kế phù hợp với không gian sử dụng trên tàu đổ bộ USS Portland và sẽ sẵn sàng được triển khai bất cứ lúc nào" - Đại tá Brian cho biết.
Quan trọng nhất, loại vũ khí laser của Mỹ này sẽ không được sử dụng trong thực chiến, ít nhất là trong vài năm tới dù nó hoạt động hoàn hảo trên tàu đổ bộ tấn công USS Portland, Đại tá Brian nhấn mạnh. Việc triển khai loại vũ khí laser đời mới này sẽ chỉ mang tính chất thử nghiệm và mang tính biểu tượng là chính chứ chưa thể coi nó là một vũ khí theo đúng nghĩa.
Hệ thống vũ khí laser này của Mỹ được phát triển bởi phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ và từng được thử nghiệm trên tàu USS Ponce ba năm trước tại vùng biển Trung Á.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vũ khí lade được Hải quân Mỹ thử nghiệm.
Tàu chiến Mỹ ở vùng Vịnh chính thức có vũ khí lade
(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ đã chính thức lắp hệ thống vũ khí laser LaWs trên tàu đổ bộ USS Ponce triển khai hoạt động tại vùng Vịnh.
Jane’s Defence Weekly đưa tin, Hải quân Mỹ vừa công bố các hình ảnh cho thấy, hệ thống vũ khí lade LaWS đã được triển khai trên tàu đổ bộ USS Ponce (AFSB-15) hoạt động ở vùng Vịnh. LaWS là một mẫu thử nghiệm vũ khí lade trạng thái rắn công suất 30 kW. Nó được phát triển dưới sự bảo trợ của Trung tâm chỉ huy các hệ thống hải quân NAVSEA.
Hệ thống vũ khí lade LaWS kết hợp 6 chùm lade sợi quang công suất 5,4 kW cùng với một bộ kết hợp chùm tia gốc được phát triển bởi Phòng nghiên cứu hải quân ONR. Để giảm chi phí phát triển, chương trình đã sử dụng lại một số phần cứng trước đây sử dụng cho các nghiên cứu khác về lade.
(Kiến Thức) - Quân chủng Hải quân Mỹ là lực lượng nòng cốt của Quân đội Mỹ trong các hoạt động và sứ mệnh quân sự trải khắp các đại dương.
Được thành lập cùng thời gian với lực lượng lục quân, Quân chủng Hải quân Mỹ được biết đến là quân chủng có lịch sử lâu đời nhất trong Quân đội Mỹ và là một trong 7 lực lượng mang đồng phục của Mỹ. Ngày 13/10 tới đây sẽ là ngày kỷ niệm 240 năm thành lập lực Quân chủng Hải quân Mỹ (13/10/1775 – 13/10/2015).
Trải qua 240 năm hình thành và phát triển, Hải quân Mỹ hiện nay đã trở thành một lực lượng nòng cốt của Quân đội Mỹ trong các hoạt động và sứ mệnh quân sự trải dài khắp các đại dương trên toàn cầu.
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.