Ảnh minh họa, theo: infonet. |
Những hiểm họa từ mạng xã hội
Tin nhắn rác, nội dung trụy lạc hay liên kết giả mạo là những phiền toán người dùng Việt Nam thường hay gặp phải khi tham gia mạng xã hội.
Không chỉ quấy rối, “rác” trên mạng xã hội còn mang theo nguy cơ “móc túi” người dùng với các nội dung lừa đảo như trúng thưởng khủng, khuyến mãi hấp dẫn...
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, người dùng Việt Nam đã có ý thức hơn khi tham gia môi trường mạng Internet nói chung. So với 2014, ý thức của người dùng mạng có xu hướng tốt lên. 48% người dùng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav đã có thói quen chỉ mở file nhận được từ Internet sau khi đã xác nhận trực tiếp (qua điện thoại, chat…) với người gửi hoặc mở file theo chế độ chạy an toàn (Safe Run).
Tỷ lệ người dùng khẳng định thỉnh thoảng hoặc thường xuyên khóa (lock) máy khi rời khỏi bàn làm việc cũng cao hơn năm ngoái (chiếm 74%). Số người dùng sử dụng mật khẩu mạnh (dài trên 8 ký tự, có kết hợp số, chữ viết hoa, ký tự đặc biệt) cũng tăng lên.
Tuy nhiên, Bkav cho rằng, với tình hình an ninh mạng như hiện nay, khi các cuộc tấn công
mạng đã trở thành chuyện thường ngày thì ý thức của người dùng cần tiếp tục được cải thiện hơn nữa. Để bảo vệ an toàn thông tin, phòng tránh nguy cơ bị truy cập trái phép vào máy tính, người dùng cần cẩn trọng khi mở các file đính kèm trong email, lưu ý khóa máy khi không trực tiếp ngồi trước máy tính và đặt mật khẩu mạnh. Tốt nhất, cần trang bị phần mềm diệt virus thường trực cho cả máy tính và điện thoại.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav, cho biết: "Có hàng chục nghìn ứng dụng được tải lên Internet mỗi ngày, vì thế thông tin về nhà sản xuất và số lượt tải về là những yếu tố quan trọng giúp người dùng phân biệt ứng dụng “xịn” và ứng dụng giả mạo.
11 người trẻ tuổi có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội
Tạp chí Time mới đây công bố danh sách 30 người có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội, trong đó nhiều gương mặt còn chưa đến 30 tuổi.
Laci Green (26 tuổi)là ngôi sao YouTube, blogger, nhà hoạt động vì nữ quyền nổi tiếng người Mỹ. Với mong muốn cung cấp phiên bản giáo dục giới tính gần gũi với giới trẻ, Laci liên tục chia sẻ các video tư vấn về những chuyện thầm kín, định nghĩa lại văn hóa hookup, khuyến khích nữ giới tự tin vào vẻ đẹp của bản thân… Kênh của cô thu hút hơn 1,4 triệu người đăng ký và 122 triệu lượt xem. |
Mạng xã hội Facebook biến giới trẻ trở thành diễn viên
Liệu Facebook, Twitter... có khiến chúng ta hạnh phúc? Câu trả lời là: Không. Các mạng xã hội này thực tế hại nhiều hơn lợi.
Việc liên tục đăng trạng thái trên Facebook, Snapchat, Instagram… và không ngừng theo dõi chúng khiến họ dần đánh mất khả năng giao tiếp qua những thiết bị điện tử .
Vô số nghiên cứu học thuật được thực hiện từ năm 2015 chỉ ra rằng, người dùng mạng xã hội thường xuyên cảm thấy lo lắng, cô đơn hoặc tự ti.
Lúc ăn, đi chơi hay du lịch, việc chia sẻ các bức ảnh “lung linh” do được chỉnh sửa kỹ lưỡng giống như người trẻ đang đóng vai chính trong một bộ phim về cuộc đời mà họ muốn hướng đến. Khi lượng chia sẻ, like (thích) thấp hơn mong đợi, họ nhanh chóng thấy buồn bã và thiếu tự tin.
Người dùng mạng xã hội đăng ảnh về cuộc sống của mình lên trang cá nhân để mọi người đều xem được. Vì họ tin rằng, bạn bè trên mạng cũng là bạn thật. Đương nhiên, nhận xét của họ trở nên quan trọng.
“Mới đây, tôi đăng một trạng thái trên Twitter nói rằng, những người đạp xe (như đảng viên Đảng dân tộc Scotland) là những kẻ hung hãn của thời đại mới. Ngay lập tức, tôi bị buộc tội ghen ghét, chống lại người đạp xe, mặc dù tôi đã cẩn thận nói rằng tôi cũng yêu thích môn thể thao này.
Tôi đã nhận được hơn 1.000 tin nhắn lăng mạ từ nhiều người và họ vẫn đang tiếp tục làm thế. Nếu bạn là người dễ bị tổn thương thì không nên dùng mạng xã hội. Nó có thể ảnh hưởng đến tâm tính của một người, gia tăng sự giận dữ và khó chịu.
Hơn thế, nhiều phụ nữ tôi biết đã bỏ dùng Twitter vì sự quấy rầy liên tục mỗi khi họ cầm điện thoại lên hay đăng nhập bằng máy tính”, một người dùng Twitter chia sẻ trên Independent.
Nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng, phần lớn học sinh tốt nghiệp khi đi làm đều không có những kỹ năng cần thiết trong việc tương tác với đồng nghiệp hay nói chuyện trực tiếp với người lạ.
Bao nhiêu lần bạn cầm điện thoại để đọc tin nhắn sau đó lại online trong nhiều giờ và bị cuốn vào thế giới hỗn tạp của mạng xã hội? Đây là nơi “cư dân” không bao giờ ngừng hoạt động: ở đâu đó, người đăng ảnh, người bình luận, người lại đang tán gẫu…
Không ngạc nhiên khi nhiều thanh thiếu niên đang phải chịu đựng tình trạng “tê liệt quyết định”. Tức là họ luôn bế tắc vì có quá nhiều thứ để lựa chọn và giải quyết.
Trong cuốn sách The Sleep Revolution, tác giả Arianna Huffington đã trích lời các chuyên gia rằng, chúng ta không nên để bất kỳ màn hình điện tử nào trong phòng ngủ và tránh sử dụng mạng xã hội một giờ trước khi đi ngủ.