Việc liên tục đăng trạng thái trên Facebook, Snapchat, Instagram… và không ngừng theo dõi chúng khiến họ dần đánh mất khả năng giao tiếp qua những thiết bị điện tử .
Vô số nghiên cứu học thuật được thực hiện từ năm 2015 chỉ ra rằng, người dùng mạng xã hội thường xuyên cảm thấy lo lắng, cô đơn hoặc tự ti.
Lúc ăn, đi chơi hay du lịch, việc chia sẻ các bức ảnh “lung linh” do được chỉnh sửa kỹ lưỡng giống như người trẻ đang đóng vai chính trong một bộ phim về cuộc đời mà họ muốn hướng đến. Khi lượng chia sẻ, like (thích) thấp hơn mong đợi, họ nhanh chóng thấy buồn bã và thiếu tự tin.
Người dùng mạng xã hội đăng ảnh về cuộc sống của mình lên trang cá nhân để mọi người đều xem được. Vì họ tin rằng, bạn bè trên mạng cũng là bạn thật. Đương nhiên, nhận xét của họ trở nên quan trọng.
“Mới đây, tôi đăng một trạng thái trên Twitter nói rằng, những người đạp xe (như đảng viên Đảng dân tộc Scotland) là những kẻ hung hãn của thời đại mới. Ngay lập tức, tôi bị buộc tội ghen ghét, chống lại người đạp xe, mặc dù tôi đã cẩn thận nói rằng tôi cũng yêu thích môn thể thao này.
Tôi đã nhận được hơn 1.000 tin nhắn lăng mạ từ nhiều người và họ vẫn đang tiếp tục làm thế. Nếu bạn là người dễ bị tổn thương thì không nên dùng mạng xã hội. Nó có thể ảnh hưởng đến tâm tính của một người, gia tăng sự giận dữ và khó chịu.
Hơn thế, nhiều phụ nữ tôi biết đã bỏ dùng Twitter vì sự quấy rầy liên tục mỗi khi họ cầm điện thoại lên hay đăng nhập bằng máy tính”, một người dùng Twitter chia sẻ trên Independent.
Nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng, phần lớn học sinh tốt nghiệp khi đi làm đều không có những kỹ năng cần thiết trong việc tương tác với đồng nghiệp hay nói chuyện trực tiếp với người lạ.
Bao nhiêu lần bạn cầm điện thoại để đọc tin nhắn sau đó lại online trong nhiều giờ và bị cuốn vào thế giới hỗn tạp của mạng xã hội? Đây là nơi “cư dân” không bao giờ ngừng hoạt động: ở đâu đó, người đăng ảnh, người bình luận, người lại đang tán gẫu…
Không ngạc nhiên khi nhiều thanh thiếu niên đang phải chịu đựng tình trạng “tê liệt quyết định”. Tức là họ luôn bế tắc vì có quá nhiều thứ để lựa chọn và giải quyết.
Trong cuốn sách The Sleep Revolution, tác giả Arianna Huffington đã trích lời các chuyên gia rằng, chúng ta không nên để bất kỳ màn hình điện tử nào trong phòng ngủ và tránh sử dụng mạng xã hội một giờ trước khi đi ngủ.